Vào nội dung chính

Okinawa 1945 và mục tiêu của Mỹ « hiện diện lâu dài ở Viễn Đông »

RFI xin giới thiệu qua cuốn sách của nhà sử học Ivan Cadeau : Okinawa 1945, NXB Perrin vừa ra mắt độc giả cuối tháng 9/2023. Okinawa (tháng 4-6/1945) là trận đánh đẫm máu nhất, khốc liệt và quy mô nhất ở Thái Bình Dương trước khi Hoa Kỳ khởi động « chiến dịch sau cùng ». Ngoài những mục tiêu ngắn hạn Washington nhắm đến quần đảo Ryukyu trong đó có Okinawa, để « cắm rễ một cách lâu dài ở Viễn Đông ».

Sách "Okinawa 1945" của nhà sử học Ivan Cadeau-NXB Perrin (tháng 9/2023).
Sách "Okinawa 1945" của nhà sử học Ivan Cadeau-NXB Perrin (tháng 9/2023). © Thanh Hà/RFI
Quảng cáo

Ngày 26/03/1945 những người lính Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Kerama thuộc quần đảo Ryukyu, đô đốc Nimitz ký sắc lệnh đặt khu vực này -với Okinawa là hòn đảo lớn nhất, dưới quyền kiểm soát của Hoa Kỳ. Ngày 22/06/1945 tướng Ushijima chỉ huy quân đoàn 32 của quân đội Thiên Hoàng tự sát, dấu chấm hết cho trận đánh Okinawa. Ngày 15/08/1945 Nhật Hoàng Hiro Hito tuyên bố đầu hàng. Mỹ tiếp tục quản lý Okinawa.

Chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam cho thấy « Quần đảo Ryukyu làm một căn cứ chiến lược đối với Hoa Kỳ trong cuộc chiến ngăn chận vết dầu loang cộng sản » (tr. 222). Ivan Cadeau nhắc lại « Chính từ Okinawa những toán lính Mỹ đầu tiên đổ bộ lên miền nam Việt Nam năm 1965 ». Chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam làm « thay đổi hoàn toàn bộ mặt của Okinawa ». Hòn đảo này trở thành « một điểm tựa chính » trong chiến lược phòng thủ của Mỹ ở Thái Bình Dương và Hoa Kỳ đã biến Okinawa thành « một căn cứ quân sự khổng lồ, là điểm xuất phát của máy bay ném bom B-29 nhắm vào các căn cứ ở phía bắc vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên ». Sau đó, cũng chính từ sân bay quân sự Kadena –Okinawa, « B-52 của Mỹ đã cất cánh để nhắm vào miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn từ 1968 đến 1972 » (tr.222).

Vẫn theo nhà sử học Ivan Cadeau để phục vụ cỗ máy chiến tranh, Mỹ đã rót « hàng triệu đô la cho hòn đảo này, đem lại công việc làm cho người dân bản địa. Một trong những hoạt động đó liên quan đến việc in ấn truyền đơn rải xuống miền bắc Việt Nam » (tr.223).

Nhưng khi chiến tranh Việt Nam đã kết thúc, mãi đến tận năm 1981 dân cư Okinawa vẫn phát hiện « những thùng chất độc da cam bị vùi trong lòng đất (...). Không ít trong số những thùng hóa chất đó bị rò rỉ, gây ô nhiễm cho một số khu vực trên hòn đảo này. Okinawa cũng là nơi Hoa Kỳ đã triển khai vũ khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (tr. 224) ».     

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.