Vào nội dung chính
PARIS 2024

Xung đột Afghanistan và phong trào tẩy chay Olympic Matxcơva 1980

Hoa Kỳ bất ngờ trở thành nước cầm đầu phong trào quy tụ hơn 60 quốc gia tham gia tẩy chay Thế vận hội Mùa hè tại Mátxcơva 1980 gia để phản đối việc Liên Xô xâm lược Afghanistan. Sự việc bắt nguồn từ những vấn đề đối nội và đối ngoại của nước Mỹ.

Sân vận đông Lenin, nơi diễn ra lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè Olympic Matxcơva1980, Liên Xô cũ.
Sân vận đông Lenin, nơi diễn ra lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè Olympic Matxcơva1980, Liên Xô cũ. AP
Quảng cáo

Paul Myers – RFI Anh ngữ

Năm 1980, tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đề xuất tổ chức cố định các kỳ Thế vận hội ở Hy Lạp để tránh sự kiện này rơi vào tay một chính quyền bất hảo. Ngoài lý do rất thực tế là Hy Lạp là quốc gia không đủ cơ sở hạ tầng cần thiết để tổ chức một kỳ thế vận hội hiện đại, Ủy Ban Olympic Quốc Tế (IOC) còn cảm thấy trong sáng kiến đó có ý muốn làm giảm bớt quyền lực của mình, nên đã từ chối phương án này.

Bốn năm sau, Thế vận hội Los Angeles bị Liên Xô và 14 quốc gia Khối Cộng Sản trả đũa tẩy chay với lý do đưa ra là vấn đề an ninh bởi tâm lý chống Liên Xô điên cuồng tràn lan ở Hoa Kỳ. Nhìn qua lăng kính của những tập quán hiện đại, đây thực sự là một sự khiêu khích không hay.

Hơn một năm sau khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho quân đội Nga tiến vào Ukraina qua ngả Belarus, IOC tuyên bố các vận động viên Nga và Belarus sẽ có thể tranh tài tại Thế vận hội Paris 2024, nhưng dưới màu cờ trung lập, cho dù xung đột vẫn tiếp diễn ở Ukraina. Và thế là những lời lăng mạ từ lãnh đạo Ukraina Volodymr Zelensky không ngớt đổ xuống IOC.

Chuyện không có gì mới

Cuộc xâm lược quân sự của Liên Xô là lý do rõ ràng pho phogn trào  tẩy chay Olympic 1980. Còn giờ đây đến lượt Nga trở thành kẻ gây chiến.

Tại Hoa Kỳ, tổng thống Jimmy Carter ý thức được tham vọng nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của ông có thể bị đe dọa bởi đối thủ Ronald Reagan, từ một tài tử điện ảnh trở thành thống đốc bang California.

Ông Carter cũng muốn tỏ ra cứng rắn để bù lại bế tắc trong vụ con tin Mỹ bị giữ kể từ ngày 4 tháng 11 năm 1979 tại đại sứ quán Hoa Kỳ ở Tehran.

Hoàn cảnh khó khăn mới phát sinh của Carter và chiến thuật của ông khiến những nhà lãnh đạo ở Điện Kremlin không khỏi lúng túng.

Bob Edelman, giáo sư lịch sử Nga và lịch sử thể thao tại Đại học Sandiego, California cho biết : « Những gì chúng tôi biết và những gì chúng tôi có thể nói, Liên Xô không nghĩ rằng việc xâm lược Afghanistan lại có thể gây thành vấn đề cho Thế vận hội ».

 « Đó là những cựu sinh viên đã học tại Nga và trong Liên Xô, khi đó đã  được giao cái việc rất dở là lãnh đạo đất nước Afghanistan mới. Người Liên Xô đã can thiệp để làm dịu tình hình, không hẳn là để kiểm soát lãnh thổ Afghanistan. Họ không nghĩ như thế lại thành chuyện. Thực tế vấn đề đó không bao giờ được đặt ra ».

Bất ngờ là vì trước đó, 29 quốc gia, chủ yếu là châu Phi, đã bỏ Thế vận hội 1976 ở Montreal vì IOC từ chối cấm New Zealand dự Thế vận hội vì đội bóng bầu dục của  nước này đến Nam Phi thi đấu hồi đầu năm đó, bất chấp Liên Hiệp Quốc cấm vận thể thao đối với Nam Phi của chế độ phân biệt chủng tộc.

Ông Edelman nói thêm: “Về cơ bản, thể thao không phải là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo Liên Xô và do đó mối liên hệ giữa họ không bền chặt lắm, mặc dù thực tế là họ đã đầu tư rất nhiều nguồn lực và năng lượng chính trị vào thể thao Olympic ».

Có lẽ các nhà lãnh đạo vẫn còn đang say sưa với  thành tích vượt trội của Liên Xô tại Montreal 1976. Tại đó  các vận động viên Liên Xô đã giành được nhiều huy chương vàng nhất và đứng đầu bảng tổng sắp huy chương. Một thành tích mới trên đất Liên Xô sẽ là cách tuyệt vời nhất để tuyên truyền.

Cuối cùng, Carter ngày càng  sa lầy. Chính quyền của ông đáng ra đã phải gây áp lực buộc các đồng minh phải rút lui, đồng thời cũng phải sẵn sàng đối mặt với những từ chối thẳng thừng không chịu theo đường lối của Mỹ.

Carter là hiện thân của sự vụng về. Ông cử cựu võ sĩ Muhammed Ali tới Châu Phi để thuyết phục các quốc gia ở lục địa này không tham gia sự kiện. Bị xúc phạm bởi thái độ trịnh thượng đó, tổng thống Tanzania khi đó, Julius Nyere đã không tiếp Ali trong chuyến thăm ba ngày của võ sĩ và quyết định vẫn cử vận động viên Tanzania đến Matxcơva thi đấu.

“Đó là một thất bại thảm hại,” nhà sử học Edelman nói. "Ali đã không chuẩn bị cho việc này. Và tất nhiên những ý đồ và dự tính cũng sai ».

Năm 1980, các nước châu Phi đã nói với người Mỹ: “Các vị ở đâu vào năm 1976 khi chúng tôi cần các vị ? Tất nhiên, vào thời điểm đó, Hoa Kỳ đã lên án chưa đủ mạnh chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid ».

Trong khi các vận động viên Tanzania được bật đèn xanh để lên đường, nước Anh, dưới sự lãnh đạo của Margaret Thatcher, người mới được bổ nhiệm làm người đứng đầu chính phủ Đảng Bảo thủ, lại rất ủng hộ Hoa Kỳ. Một cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện đã ủng hộ việc tẩy chay Thế vận hội Matxcơva, với 315 phiếu thuận 147 phiếu chống. Nhưng Ủy ban Olympic Quốc gia  Anh đã thách thức chính phủ vẫn để các vận động viên có quyền lựa chọn hoặc đến Olympic Matxcơva thi đấu hoặc ở nhà.

Wilbert Greaves, một trong khoảng 200 người Anh đã tới Matxcơva, cho biết ông không hề đắn đo trong lựa chọn.

Người đàn ông 66 tuổi này nhớ lại: “Không khó để đưa ra quyết định. Đó là Thế vận hội Olympic đầu tiên của tôi và năm trước đó tôi đã dành phần lớn thời gian để hồi phục sau trận sốt hạch.Vì vậy, tôi muốn chứng minh với bản thân rằng tôi có thể lấy lại sức lực của mình. Một khi tôi đạt chuẩn tham dự Thế vận hội là xong. Đội đã được chỉ định và tôi đã lên đường. Tôi không nghĩ đến bất cứ điều gì khác".

Ông thi đấu và đã vào tới bán kết nội dung 110 mét vượt rào và sau đó cũng đã đạt tới thành tích đó tại Thế vận hội 1984 ở Los Angeles.

Ông nhấn mạnh: “Các vận động viên đã chọn tham dự Thế vận hội và giành được huy chương nhờ chính tài năng của của chính họ”.

Ông Greaves, hiện đang làm việc trong ngành khách sạn và tổ chức sự kiện, nói : “Tất cả những người không có mặt ở đó… đã bỏ lỡ điều gì đó. Tôi nhận thấy như vậy. » « Tôi đã có trải nghiệm trên đường đua ở Matxcơva và Los Angeles cũng như ở hậu trường Thế vận hội Olympic ở London, Rio và Tokyo,” ông nói thêm, « tôi hy vọng sẽ có mặt ở Paris 2024 ».

Vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn trong khâu chuẩn bị, cho nên vẫn chưa thể biết ai sẽ tại thủ đô của Pháp trong lễ khai mạc hoành tráng trên sông Seine vào ngày 28 tháng 7 và lễ bế mạc Thế vận hội vào ngày 11 tháng 8 năm 2024.

Bất chấp quyết định của IOC cho phép các vận động viên Nga và  Belarus có thể tham dự Thế vận hội Paris 2024 với tư cách trung lập, Bộ trưởng thể thao Pháp Amélie Oudéa-Castéra hồi tháng 3 năm 2023 cho biết chính phủ Pháp có thể từ chối các vận động viên từ các quốc gia trên.

Bà bộ trưởng Pháp khẳng định : “ IOC sẽ có tiếng nói cuối cùng, chính IOC sẽ quyết định điều kiện tham gia của các vận động viên. Mặt khác, rõ ràng nguyên thủ quốc gia nước chủ nhà sẽ có tiếng nói và được được lắng nghe trong các cuộc thảo luận của IOC".

Liên đoàn Điền kinh Thế giới, dưới sự lãnh đạo của Sebastian Coe, đồng đội người Anh của Greaves, đã áp đặt lệnh cấm đối với các vận động viên Nga và Belarus ngay sau khi cuộc tấn công của Nga khởi sự.

Ông Coe nói: “Những cái chết và sự tàn phá mà chúng ta đã chứng kiến ​​ở Ukraine trong năm qua, trong đó có khoảng 185 vận động viên, càng củng cố quyết tâm của tôi về vấn đề này”.

Bộ trưởng Thể thao Nga, Oleg Matytsin, như người ta có thể đoán trước, tỏ ra rất rất phẫn nộ trước quyết định của Liên đoàn Điền kinh Thế giới. Ông Matytsin nói: “Chúng tôi nhận thấy những hạn chế bị chính trị hóa này là không thể chấp nhận được. Thế vận hội phải giữ được trung lập và các liên đoàn quốc tế phải trao quyền thi đấu cho tất cả các vận động viên mạnh nhất trong môn thể thao của họ.”

Đó là những vết rạn vỡ muôn thuở. 43 năm trước, các nhà quản lý thể thao cũng đã đấu tranh với các nhà chính trị vì  Thế vận hội Matxcơva.

Ông chủ tịch IOC,  Thomas Bach phát biểu tại diễn đàn chính trị Ruhr ở Essen, Đức vào tháng 3 năm 2023 rằng: “Nếu chính trị quyết định ai có thể thi đấu thì thể thao và các vận động viên sẽ trở thành công cụ của chính trị thì khi đó thể thao không thể chuyển tải được sức mạnh đoàn kết con người ».

Ông Bach nói thêm: “Chúng tôi đang phải đối mặt với một tình thế lưỡng nan. Chúng tôi cảm nhận, đau khổ và cảm thông với người dân và vận động viên Ukraina. Mặt khác, với tư cách là một tổ chức thế giới, chúng tôi có trách nhiệm đối với nhân quyền và Hiến chương Olympic. Hai văn kiện đó không cho phép cô lập hoàn toàn những người chỉ vì mang hộ chiếu nào đó ».

Có khoảng 30 quốc gia đã viết thư cho IOC để nói rằng Nga và Belarus có thể quay trở lại trường quốc tế bằng cách chấm dứt xung đột ở Ukraina.

Liên Xô vẫn ở lại Afghanistan, Thế vận hội 1980 đã diễn ra và Thế vận hội 2024 cũng vậy, cùng với những tranh cãi đi kèm.

Ông Edelman nói: “Thế vận hội là mục tiêu hàng đầu cho những can thiệp chính trị ... rất đông người theo dõi Thế vận hội. Các Nhà chính trị thì muốn thu hút sự chú ý. Đó là cách tốt nhất để làm điều đó.

Thierry Terret, nhà sử học Thể thao, chuyên gia về phong trào Olympic: 

Chuyên gia Thierry Terret
Biểu tượng của Olympic  Matxcova 1980, với chú gấu Nga Misha vẫn còn được giữ lại trước trụ sở Ủy Ban Olympic Quốc gia Nga tại Matxcơva. Ảnh chụp ngày 28/11/2019.
Biểu tượng của Olympic Matxcova 1980, với chú gấu Nga Misha vẫn còn được giữ lại trước trụ sở Ủy Ban Olympic Quốc gia Nga tại Matxcơva. Ảnh chụp ngày 28/11/2019. AP - Pavel Golovkin

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.