Vào nội dung chính
MIẾN ĐIỆN - AUNG SAN SUU KYI

Cựu lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi bị truy tố vì gian lận bầu cử

Sau một loạt tội danh do tập đoàn quân sự Miến Điện cáo buộc, bà Aung San Suu Kyi, từng đạt giải Nobel Hòa Bình, bị truy tố thêm một tội danh mới, tội gian lận bầu cử, cùng với 15 người khác, trong đó có cựu tổng thống Win Myint. 

Ảnh tư liệu: Bà Aung San Suu Kyi khi còn đương chức, tham dự một cuộc họp thượng đỉnh ASEAN ngày 03/11/2019.
Ảnh tư liệu: Bà Aung San Suu Kyi khi còn đương chức, tham dự một cuộc họp thượng đỉnh ASEAN ngày 03/11/2019. AP - Wason Wanichakorn
Quảng cáo

AFP dựa theo nguồn tin của báo Global New Light of Myanmar, do chế độ kiểm soát, số ra hôm nay, ngày 16/11/2021, bà Aung San Suu Kyi, bị quản thúc tại gia từ 9 tháng nay, đã bị quy thêm tội danh gian lận bầu cử trong cuộc bầu cử lập pháp năm 2020. Trong số 15 người khác cũng bị cáo buộc tội danh này, có cựu tổng thống Miến Điện, ông Win Myint, cũng bị bắt sau khi tập đoàn quân sự tiến hành đảo chính vào tháng 02/2021. 

Tập đoàn quân sự Miến Điện tuyên bố đã phát hiện ra hơn 11 triệu trường hợp cử tri bất hợp lệ trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020 mà đảng của bà bà Aung San Suu Kyi, Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ, đã giành chiến thắng với 330 ghế trên 440 ghế tại Quốc Hội. Vào thời điểm đó, các nhà quan sát đánh giá cuộc bỏ phiếu « nói chung là tự do và công bằng ». 

Lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện, tướng Min Aung Hlaing, đe dọa giải tán đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ, và hứa sẽ tổ chức một cuộc bầu cử mới vào năm 2023. 

Nhà phân tích, Richard Horsey, nhận định với AFP rằng “chính quyền  sử dụng những cáo buộc giả mạo về gian lận bầu cử để biện minh cho cuộc đảo chính. Bà Aung San Suu Kyi và đảng của bà « nhận được sự ủng hộ đông đảo từ các cử tri, bản án này không có sức thuyết phục ». 

Bà Aung San Suu Kyi, 76 tuổi đã bị đưa ra xét xử với nhiều tội danh như tham nhũng, phản quốc, kích động quần chúng, gây rối nơi công cộng. Phán quyết đâù tiên về vụ tố tụng mới này dự kiến được đưa ra vào ngày 14 tháng 12 năm 2021. Bà có nguy cơ phải đối mặt với nhiều năm tù giam nếu bị kết tội. 

Cuộc  đảo chính tháng 02/2021 đã chấm dứt tiến trình 10 năm chuyển đổi dân chủ ở Miến Điện. Nhiều cuộc biểu tình phản đối đảo chính đã nổ ra và bị đàn áp đẫm máu, hơn 1200 người thiệt mạng, 7300 người bị bắt giữ.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.