Vào nội dung chính
VĂN HÓA- PHÁP

UNESCO : Le Corbusier, Di sản thế giới

Ngày 17/07/2016 Tổ chức UNESCO chính thức công nhận 17 công trình xây dựng của kiến trúc sư Le Corbusier (1887-1965) thuộc Di sản thế giới. Là người đã đem lại một cái nhìn mới trong nghệ thuật kiến trúc trong thế kỷ XX, đáp ứng nhu cầu xây dựng các khu tập thể cho đại chúng.

Nhà nguyện Notre Dame Du Haut, ở Ronchamp, Haute-Saone, vùng Bourgogne-Franche-Comté, Pháp, của Le Corbusier
Nhà nguyện Notre Dame Du Haut, ở Ronchamp, Haute-Saone, vùng Bourgogne-Franche-Comté, Pháp, của Le Corbusier (Chụp từ website của UNESCO)
Quảng cáo

Những tác phẩm của ông không khỏi gây nhiều tranh cãi. Tên thật là Charles-Edouard Janneret-Gris, người Pháp gốc Thụy Sĩ, Le Corbusier không chỉ là một kiến trúc sư ông còn là họa sĩ, một nhà điêu khắc có tầm nhìn về chính sách đô thị hóa vượt trội.

Le Corbusier vào những năm 1930 đã đem lại một cái nhìn mới, một phong cách mới cho nghệ thuật kiến trúc và xây dựng. Sau Thế chiến II trước thách thức dân số thành thị tăng nhanh, và cần cải thiện điều kiện vệ sinh cho các khu nhà tập thể, Le Corbusier là người đã thành công trong việc xây dựng ba triệu căn hộ cho tư nhân trong vỏn vẹn ba thập niên, với một tiêu chí : tạo không gian hài hòa cho những khu nhà tập thể.

Từ đó, Le Corbusier đã đưa ra những sáng kiến, từ xây dựng các khu chung cư trên những chiếc cột cao, tựa như hình mẫu của các nhà sàn, những chiếc cửa sổ rộng để đem ánh sáng và không khí vào cho các căn hộ, bỏ bức tường ngăn cách giữa phòng ăn và nhà bếp.

Nhưng không chỉ chú trọng đến sức khỏe, không gian của các thành viên trong một nhà mà Le Corbusier còn thiết kế các khu chung cư với đầy đủ tiện nghi, như một thành phố thu nhỏ.

Ví dụ Firminy, trung đông nước Pháp, được thiết kế vào năm 1953. Đây là nơi ngoài các dẫy chung cư, còn có hẳn một trung tâm văn hóa, sân vận đông, bể bơi, nhà thờ. Với khu Cité Radieuse, ở quận 8 thành phố Marseille, miền nam nước Pháp, Le Corbusier không ngần ngại đặt dẫy chung cư trái chiều, chỉ để có được nhiều ánh sáng hơn. Trường mẫu giáo được xây trên nóc các chung cư. Đây cũng là nơi có khách sạn, hiệu ăn hàng quán, và kể cả một trung tâm dành cho công việc sáng tác.

Một công trình đáng chú ý khác của Le Corbusier là tu viện ở vùng Beaujolais, xứ sở của rượu vang đỏ cùng tên. Tu viện này là một tòa nhà bằng bê tông và sắt, thép, mọc lên giữa những ngọn đồi và một khu rừng xanh mướt.

Le Corbusier đã để lại tổng cộng 17 công trình xây dựng, trong đó có 10 địa điểm được đặt trên đất Pháp, một ở Đức, Achentina, Bỉ, hai di sản trên đất Thụy Sĩ, quê hương ông.

Ấn Độ Nhật Bản cũng có dấu ấn của Le Corbusier với Viện bảo tàng mỹ thuật phương Tây tại Tokyo và khu nhà ở tập thể Capitole, tại Chandigarh, cách thủ đô New Delhi Ấn Độ 250 cây số về phía bắc.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.