Vào nội dung chính
CHÂU Á - TRUNG QUỐC

Trung Quốc đẩy mạnh thử nghiệm thiết bị quân sự công nghệ mới

Theo nhiều nguồn tin báo chí khác nhau, gần đây Trung Quốc đang liên tục tiến hành thử nghiệm và triển khai một số công nghệ mới trong thời gian gần đây nhằm « bảo vệ an toàn hàng hải ».

Hình minh họa: Hộ tống hạm loại 054A thuộc lớp Giang Khải II (Jiangkai II) của quân đội Trung Quốc trong đợt tập trận RIMPAC năm 2014.
Hình minh họa: Hộ tống hạm loại 054A thuộc lớp Giang Khải II (Jiangkai II) của quân đội Trung Quốc trong đợt tập trận RIMPAC năm 2014. CC/U.S. Navy
Quảng cáo

Trang tin South China Morning Post ngày 03/02/2018, dẫn nhật báo Trung Quốc Quốc, Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân, ca nô không người lái Huster-68 đã được thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 02/03, phỏng theo một cuộc tuần tra hàng hải cùng với nhiều tầu khác, ở thành phố Đông Quản (Dongguan), tỉnh Quảng Đông (Guangdong).

Ca nô dài 6,8 mét, đạt được vận tốc 92,6 km/giờ, do trường đại học Khoa học-Kỹ thuật Hoa Trung phát triển, được cho là một thiết bị quan trọng trong việc « bảo vệ lợi ích hàng hải của Trung Quốc, quản lý việc sử dụng nguồn tài nguyên biển và có tham vọng hoạt động trên quy mô quốc tế », theo website của trường đại học trên.

Thiết bị thứ hai là một loại pháo điện từ, dường như đang được Trung Quốc thử nghiệm. Trang Business Insider, đăng lại nhiều bức ảnh chụp tại xưởng đóng tầu Vũ Xương (Wuchang) ở tỉnh Hồ Bắc, nơi thường được Hải Quân Trung Quốc tiến hành nhiều vụ thử vũ khí, cho thấy một tầu đổ bộ lớp 072III được trang bị một súng điện từ có kích thước và hình dạng khá giống với nguyên mẫu của Hải Quân Mỹ.

Loại vũ khí này có thể bắn đạn mà không cần thuốc súng nhờ năng lượng từ và đạn bắn ra có thể đạt đến vận tốc âm thanh. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang giảm dần đầu tư vào chương trình phát triển loại vũ khí này, với chi phí đã lên đến khoảng 500 triệu đô la.

Còn tại vùng Biển Đông, Tân Hoa Xã ngày 02/02 cho biết Hải Quân Trung Quốc và ba tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc đã ký thỏa thuận « hiện đại hóa toàn bộ » hệ thống viễn thông dân sự. Dự án được ký kết sẽ tăng số lượng các trạm viễn thông trên các đảo hiện bị Bắc Kinh chiếm đóng ở Hoàng Sa và Trường Sa, gồm đảo Phú Lâm, đá Chữ Thập, đá Vành Khăn.

Trong một bản báo cáo ngày 14/12/2017, tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (CSIS) tại Washington từng khuyến cáo tất các cơ sở trên các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng đều nhằm mục đích quân sự.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.