Vào nội dung chính
TRUNG QUỐC - THƯƠNG MẠI

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải sẽ trở thành vùng tự do mậu dịch ?

Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 14 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Trịnh Châu (Zhengzhou), thủ phủ tỉnh Hà Nam, đã bế mạc vào hôm nay 15/12/2015. Tại buổi họp với các đồng nhiệm trong khối, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đề xuất ý tưởng thành lập thành lập một khu vực tự do thương mại giữa các nước trong tổ chức.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường với đồng nhiệm Nga Dmitry Medvedev tại Thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường với đồng nhiệm Nga Dmitry Medvedev tại Thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải REUTERS/Ekaterina Shtukina/Sputnik/Pool
Quảng cáo

Theo Thủ tướng Trung Quốc, các Bộ trưởng Thương mại và Kinh tế sẽ được chỉ thị đề ra những biện pháp hài hòa khu luật lệ để hình thành ra một vùng tự do mậu dịch trong khối Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2020.

Trung Quốc, cùng với Nga, là hai nước đầu tàu của tổ chức, ngoài ra còn có thêm 4 nước Trung Á là Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, và Uzbekistan. Tháng Bảy vừa qua, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đã quyết định kết nạp thêm hai thành viên mới là Ấn Độ và Pakistan.

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề chống khủng bố cũng nổi bật. Theo báo chí Ấn Độ, Trưởng phái đoàn Ấn Độ là Quốc vụ khanh đặc trách Đối ngoại V.K.Singh đã lên tiếng kêu gọi Tổ chức Hợp tác Thượng Hải cương quyết chống khủng bố, và phối hợp với nhau một cách chặt chẽ ở vùng biên giới. Ông Singh còn kêu gọi giúp đỡ Afghanistan, bảo đảm hòa bình, ổn định tại đây và không có sự can thiệp của nước ngoài

Theo giới quan sát, Ấn Độ nhắm vào Pakistan, một quốc gia sẽ cùng Ấn Độ gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Cả Ấn Độ và Afghanistan đều tỏ mối quan ngại về tình hình bạo động, mất an ninh do các tổ chức có liên hệ với Pakistan gây ra.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.