Vào nội dung chính
MIẾN ĐIỆN - KHỦNg HOẢNG

Sáu tháng sau đảo chính, Miến Điện vẫn lâm cảnh khủng khoảng và nội chiến

Sáu tháng sau khi quân đội chiếm chính quyền, đất nước Miến Điện vẫn chìm trong một trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử : khủng hoảng y tế, kinh tế, chính trị ... Một số vùng lâm vào cảnh nội chiến, hàng triệu người Miến Điện phải vật lộn hàng ngày để có thể tồn tại. 

Một nhóm phụ nữ tuần hành chống cuộc đảo chính của giới quân sự, Rangoon, Miến Điện, ngày 14/072021.  
Một nhóm phụ nữ tuần hành chống cuộc đảo chính của giới quân sự, Rangoon, Miến Điện, ngày 14/072021.   REUTERS - STRINGER
Quảng cáo

Từ Bangkok, thông tín viên trong khu vực, Carole Isoux, cho biết chi tiết : 

« Một đất nước không còn sức sống, người dân kiệt sức sau nhiều tháng đấu tranh chống chế độ độc tài quân sự. Người dân Miến Điện giờ đây phải đối phó với virus gây dịch Covid-19. Quốc gia này ghi nhận ít nhất 300 ca tử vong mỗi ngày nhưng do quá tải, chính quyền đã ngừng thống kê số người chết. Trong khi đó, tình hình kinh tế lại thê thảm. Hàng triệu người Miến Điện không còn việc làm, không còn thu nhập và gặp khó khăn để có thực phẩm.

Theo Min Zin, nhà khoa học chính trị hiện giờ đang sống lưu vong ở Chiang Mai, Thái Lan, đây là thảm họa nhân đạo toàn diện và cần phải kêu gọi tình đoàn kết quốc tế.  

Ông nói : « Những đòi hỏi về cứu trợ nhân đạo đã đến mức cấp bách, trong khi cuộc khủng hoảng đang rất nghiêm trọng. Trong những này qua, tôi đã mất đi hai người anh em họ rất thân thiết và 14 đồng nghiệp của tôi đang bị ốm. Nền kinh tế đang lụi tàn. Ngay cả khi quý vị có tiền trong tài khoản ngân hàng thì quý vị cũng không thể rút được tiền, bởi cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng. Bây giờ, nhiều người Miến Điện bắt đầu thiếu thức ăn do nạn khan hiếm lương thực, thực phẩm. Chính vì thế, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể nói đến sự cấp bách về cứu trợ nhân đạo ». 

Thế nhưng, do thiếu sự bảo đảm của chính quyền quân sự, quốc tế vẫn phải chờ đợi để gửi hàng viện trợ nhân đạo. Còn về phong trào ủng hộ dân chủ, do việc các cơ quan chính trị của họ bị các nhà lãnh đạo của các dân tộc trong nước chỉ trích, và họ cũng chưa thực sự được quốc tế công nhận, nên tạm thời phong trào này dường như đang bị bế tắc. » 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.