Vào nội dung chính
ẤN ĐỘ - VAC-XIN

Covid-19 : Ấn Độ ủng hộ việc đình chỉ bảo hộ sáng chế vac-xin

Ngày 06/05/2021, ngay khi chính quyền Mỹ thông báo ủng hộ đình chỉ bảo hộ sáng chế vac-xin ngừa Covid-19, Ấn Độ đã bày tỏ sự đồng tình.

Ảnh minh họa một số loại vac-xin đang được sử dụng ngừa Covid-19.
Ảnh minh họa một số loại vac-xin đang được sử dụng ngừa Covid-19. REUTERS - DADO RUVIC
Quảng cáo

Chính Ấn Độ cùng với Nam Phi đã từng đề xuất ý kiến này hồi tháng 10/2020 tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tuy nhiên, theo giải thích của thông tín viên Sébastien Farcis, tại New Dehli, ngay cả khi việc dỡ bỏ bảo hộ bằng sáng chế được thực hiện, thì cũng cần nhiều thời gian để thấy được tác dụng và hiệu quả của biện pháp này tại Ấn Độ.

« Ấn Độ là quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới về các loại thuốc generic (thuốc sao chép công thức) và lẽ ra sẽ phải là quốc gia sản xuất vac-xin ngừa Covid-19 đứng hàng thứ hai thế giới trong năm 2021. Thế nhưng phần lớn các liều thuốc tiêm này chỉ được cung cấp từ một hãng dược duy nhất : Serum Institute of India, hiện đang sản xuất vac-xin Astra Zeneca theo giấy phép.

Nếu như việc bảo hộ các bằng sáng chế được dỡ bỏ, nhiều công ty khác dự kiến sẽ tham gia cuộc đua. Khả năng này là có thật, bằng chứng là nhiều nhà sản xuất Ấn Độ gần đây đã ký kết nhiều thỏa thuận để được cấp phép bào chế các loại vac-xin cho Johnson&Johnson và Sputnik V.

Việc khởi động sản xuất không cần giấy phép sẽ phải mất nhiều tháng, do các phòng thí nghiệp sáng chế cũng phải chấp nhận chia sẻ các bí quyết và công nghệ để thúc đẩy tiến trình chuyển giao.

Ấn Độ từng dự kiến là nguồn cung vac-xin hàng đầu cho các nước châu Phi, thông qua chương trình Covax, nhưng nay đối diện với làn sóng dịch thứ hai đang tràn qua khắp nước, New Dehli đã ngưng xuất khẩu để tăng tốc chương trình tiêm chủng toàn quốc. Và do vậy, Trung Quốc và Nga đến hỗ trợ lục địa này ! »

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.