Vào nội dung chính
CHÂU ÂU

Ba kịch bản về khả năng Nga chiếm đóng Ukraina

Cho dù Mátxcơva đã nhiều lần lên tiếng phủ nhận, chính quyền Kiev vẫn thường xuyên tố cáo Tổng thống Nga Vladimir Putin là muốn « thôn tính Ukraina ». Theo hãng tin Pháp AFP, kịch bản này đã được nhiều chuyên gia phân tích gợi lên, cho rằng Matxcơva có thể khởi chiến và thôn tính cho đến một nửa lãnh thổ Ukraina.

Lính Nga ở Rostov gần biên giới Ukraina. Ảnh (minh họa) chụp ngày 23/08/2014.
Lính Nga ở Rostov gần biên giới Ukraina. Ảnh (minh họa) chụp ngày 23/08/2014. REUTERS/Alexander Demianchu
Quảng cáo

« Mục tiêu cuối cùng của Vladimir Putin không chỉ là các vùng ly khai ở miền đông như Donetsk, Lougansk, mà là cả Ukraina ». Thủ tướng Ukraina Arseni Iatseniouk đưa ra những lời tố cáo trên đây ngày 13/09/2014. Bước đầu của chiến dịch chiếm đóng sẽ là việc thành lập một ‘hành lang’ nối liền vùng biên giới Nga với Crimée, vốn đã bị Nga sát nhập vào tháng 3/2014.

Từ khi hưu chiến giữa phe ly khai và Ukraina có hiệu lực, một phần lớn lãnh thổ Ukraina dọc biên giới Nga, từ Lougansk đến bờ biển Azov, đã vuột khỏi tầm kiểm soát của chính quyền Kiev. Đối với một số nhà phân tích, Nga đã phác họa như thế một Nhà nước trái độn cho phép gây sức ép lên Kiev, tương tự như ở Gruzia, nơi mà mà hai cộng hòa ly khai nhận được hỗ trợ quân sự của Matxcơva vào năm 2008.

Ngoại trưởng Nga Lavrov đã lên tiếng bác bỏ lập luận trên, cho rằng Nga không cần có vùng trái độn, trong lúc một số chuyên gia nghĩ rằng ông Putin , từng nêu lên từ 6 tháng qua khái niệm ‘Novorossia’ - ‘Nước Nga mới’, từ ngữ thời Nga hoàng để chỉ những vùng đất mới của đế chế Nga – thực ra muốn đi xa hơn nhiều.

Nga sẽ can thiệp ngay từ cuối tháng 10 ?

Ở Ba Lan, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Quan hệ Quốc tế PISM đã cảnh báo là một chiến dịch tấn công mới có thể diễn ra ngay vào mùa đông này ở Ukraina.

Kịch bản được xem là thực tế nhất mà họ đưa ra, dự kiến một cuộc can thiệp của Nga vào cuối tháng 10/2014, để hoàn tất điều mà cuộc ngưng bắn hiện nay đã cho phép thực hiện : Một hành lang trên bộ dài 300 cây số và rộng 50 cây số để đảm bảo việc cung cấp lương thực và năng lượng từ Nga qua vùng Crimée.

Kịch bản thứ hai ‘với xác suất 30%’ gợi lên khả năng là vào tháng Giêng năm 2015, Nga sẽ tuyên bố một ‘Novorossia’ ở phân nửa phia nam của Ukraina, bị từ 50.000 đến 70.000 lính Nga chiếm đóng trước đó. Vùng này cho phép nối liền vùng Transdniestrie với Nga qua ngã Crimée.

Kinh tế Ukraina như vậy sẽ bị tác hại nặng nề, mất đi 7 cảng, trong đó có Odessa, và 2 trung tâm điện hạt nhân. Tổng sản lượng quốc gia Ukraina sẽ tuột giảm 27% và sẽ có đến 1 triệu người bị di dời.

Kịch bản cuối cùng và đen tối nhất là một sự chia cắt đất nước Ukraina sau cuộc can thiệp của 100.000 lính Nga, với Nga nắm phần lãnh thổ công nghiệp phía Đông, Ukraina chỉ còn lại phần hữu ngạn sông Dniepr .

Ngay từ tháng 4, các chuyên gia viện nghiên cứu Anh Quốc RUSI, đã gợi lên các kịch bản trên đây, nhấn mạnh đến thực trạng là công nghiệp vũ khí Nga lệ thuộc đến 30% vào sản phẩm làm ra tại Ukraina mà Mátxcơva không thể thay thế được, nhất là linh kiện cho hỏa tiễn và máy bay.

Chính điều đó đã thúc đẩy Nga nuôi ý tưởng chiếm vùng phía Nam và đông Ukraina để đảm bảo nguồn cung cấp cần thiết.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.