Vào nội dung chính
ẤN ĐỘ - TRUNG QUỐC

Ấn Độ rút khỏi RCEP vì “lợi ích quốc gia”

Ấn Độ thông báo không tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP vì “lợi ích quốc gia”. Quyết định trên được quan chức bộ Ngoại Giao Ấn Độ, Vijay Thakur Singh, thông báo hôm qua 04/11/2019 trong một cuộc họp báo tại Bangkok, bên lề thượng đỉnh ASEAN.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (G) và các đồng nhiệm Jacinda Ardern (New Zealand), Lý Khắc Cường (Trung Quốc) tại hội nghị RCEP ở Bangkok, ngày 04/11/2019.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (G) và các đồng nhiệm Jacinda Ardern (New Zealand), Lý Khắc Cường (Trung Quốc) tại hội nghị RCEP ở Bangkok, ngày 04/11/2019. Reuters
Quảng cáo

New Delhi lo ngại hàng hóa giá rẻ Trung Quốc sẽ gây hại cho thị trường Ấn Độ, và nông sản Úc, New Zeland sẽ tác động tiêu cực tới nông dân nước này.

Hôm qua là ngày lãnh đạo 16 nước châu Á-Thái Bình Dương tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) họp thượng đỉnh lần thứ ba tại Bangkok, Thái Lan. Theo thông cáo chung, các nước tham gia RCEP thống nhất sẽ ký hiệp định vào năm 2020 kể cả khi Ấn Độ rút lui.

Từ Bangkok, thông tín viên RFI Carol Isoux cho biết thêm chi tiết :

« Ấn Độ không nằm trong số 10 nước thành viên chính thức của ASEAN nhưng là một đối tác của tổ chức này, giống như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc … Lý do Ấn Độ rút khỏi đàm phán RCEP là New Delhi lo ngại rằng thị trường nước này sẽ tràn ngập hàng Trung Quốc giá rẻ, nhất là điện thoại di động … Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, có mặt tại Bangkok, đã tuyên bố là ông muốn hiệp định tự do mậu dịch không chỉ liên quan đến hàng hóa gia công vốn là ưu thế của Trung Quốc, mà còn phải liên quan đến các dịch vụ. Ấn Độ là quốc gia dẫn đầu khu vực trong lĩnh vực này.

Từ nhiều thế kỷ qua, Đông Nam Á là nơi giao thoa ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc. Hai cường quốc luôn tranh giành quyền bá chủ về văn hóa và kinh tế trong khu vực . Đối với Trung Quốc, ASEAN là cánh cửa quan trọng trên Con đường tơ lụa mới, một kế hoạch hạ tầng cơ sở quy mô thế giới nhằm phục vụ cho các tham vọng của Trung Quốc. Còn đối với Ấn Độ, khu vực này giữ vai trò chủ đạo trong chính sách Hành động Hướng Đông (Act East) vốn coi các trao đổi với châu Á là mối ưu tiên.

Hiện giờ điều cần xem là liệu các nước ASEAN có quyết định ký hiệp định mà không có sự ủng hộ của Ấn Độ hay không ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.