Vào nội dung chính
TRUNG QUỐC

Dân Trung Quốc chia rẽ về vai trò của Lý Bằng trong vụ Thiên An Môn

Cựu thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng qua đời tối 22/07/2019, thọ 90 tuổi. Nhà nước Trung Quốc tưởng nhớ « một nhà cách mạng vô sản lỗi lạc ». Tân Hoa Xã ca ngợi « một thành viên ưu tú của đảng Cộng Sản Trung Quốc, người luôn thể hiện lòng trung thành với đảng ».

Li Peng en Australie en 2002.
Li Peng en Australie en 2002. Reuters
Quảng cáo

Tuy nhiên, vai trò của ông Lý Bằng trong vụ thảm sát Thiên An Môn vẫn gây tranh cãi trong công luận Trung Quốc. Ngày 20/05/1989, đích thân ông Lý Bằng ban hành thiết quân luật trong khi hàng trăm nghìn sinh viên đang biểu tình đòi cải cách dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn.

Cho đến nay, với rất nhiều người dân Trung Quốc, cựu thủ tướng Lý Bằng bị coi là « tên đồ tể Bắc Kinh », theo lời nhà ly khai Thái Trường Quốc (Cai Changguo), hiện sống ở Pháp, sau khi phải chạy trốn khỏi Trung Quốc năm 1989 vì tham gia biểu tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn. Trả lời nhà báo RFI Heike Schmidt, ông cho biết :

« Chúng tôi thể hiện sự nhẹ nhõm một cách khá buồn cười, như chúng tôi đặt xác một con chim, vì « Peng » trong tiếng Hoa, là tên của một loài chim lớn, mạnh mẽ. Hôm nay là môt ngày hội lớn vì đối với nhiều người Trung Quốc, ông là một trong những người chịu trách nhiệm về vụ thảm sát Thiên An Môn.

Nhưng với tôi, người phải chịu trách nhiệm chính về vụ thảm sát này là Đặng Tiểu Bình, vì Đặng Tiểu Bình mới là người nắm quyền lực tuyệt đối. Còn thủ tướng Lý Bằng chỉ là người thi hành mệnh lệnh ».

Ông Lý Bằng giữ chức thủ tướng Trung Quốc từ năm 1987 đến 1998. Ngoài vụ thảm sát Thiên An Môn, tên tuổi của ông Lý Bằng còn gắn liền với dự án xây đập thủy điện Tam Hiệp. Hơn 1,5 triệu dân đã phải di cư để xây dựng công trình thủy điện lớn nhất thế giới này.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.