Vào nội dung chính
TRUNG QUỐC

Trung Quốc: Căng thẳng sắc tộc dai dẳng 10 năm sau bạo động Tân Cương

Hôm 05/07/2019, là đúng mười năm xảy ra vụ bạo động ở Tân Cương, làm gần 200 người chết. Mười năm sau, căng thẳng sắc tộc giữa người Duy Ngô Nhĩ và tộc người Hán càng thêm sâu thẳm. Bắc Kinh bị tố cáo đối xử phân biệt và tàn tệ với người Duy Ngô Nhĩ.

Cảnh sát xét hỏi giấy tờ một người dân trong lúc lực lượng an ninh canh chừng một con đường tại Khách Thập (Kashgar) ở vùng Tân Cương (Trung Quốc). Ảnh tư liệu chụp ngày 24/03/2017.
Cảnh sát xét hỏi giấy tờ một người dân trong lúc lực lượng an ninh canh chừng một con đường tại Khách Thập (Kashgar) ở vùng Tân Cương (Trung Quốc). Ảnh tư liệu chụp ngày 24/03/2017. REUTERS/Thomas Peter
Quảng cáo

Ngày 05/07/2009, thủ phủ Urumqi của vùng chứng kiến những cảnh bạo động chưa từng có. Các thành viên sắc tộc Thổ và theo đạo Hồi, những người Duy Ngô Nhĩ, đã tấn công dữ dội vào cộng đồng người Hán, chiếm đa số ở Trung Quốc nhưng lại là thiểu số tại Tân Cương.

Mười năm sau, căng thẳng sắc tộc giữa người Duy Ngô Nhĩ và tộc người Hán càng thêm sâu thẳm. Bắc Kinh bị tố cáo đối xử phân biệt và tàn tệ với người Duy Ngô Nhĩ. Một mặt, sau vụ bạo động, Bắc Kinh tăng cường các biện pháp an ninh hà khắc : lắp đặt mạng lưới camera theo dõi chằng chịt, lấy dấu vân tay sinh học, dựng rào chắn cảnh sát, lập cổng an ninh.

Mặt khác, chính quyền Bắc Kinh thiết lập các trại tập trung, giam giữ khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ để cải huấn như cáo buộc của nhiều tổ chức nhân quyền. Bắc Kinh phủ nhận và cho rằng đó chỉ là « Những trung tâm huấn nghệ » nhằm chống lại hiện tượng Hồi Giáo cực đoan hóa.

Song song đó, chính quyền Bắc Kinh thực hiện chính sách Hán Hóa, đẩy người Hán đến lập nghiệp tại Tân Cương, đồng thời ép buộc người Duy Ngô Nhĩ từ bỏ những phong tục tập quán mang dấu ấn đạo Hồi như cấm để râu dài, ép ăn thịt lợn và khuyến khích các cuộc hôn nhân giữa người Hồi và tộc người Hán… Một phóng sự điều tra của BBC còn lên án chính sách tách rời con cái và cha mẹ, giam giữ họ ở những nơi khác nhau nhằm « xóa sạch các dấu vết cội nguồn ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.