Vào nội dung chính
BẮC TRIỀU TIÊN - HẠT NHÂN

Kim Jong Un được lợi khi thượng đỉnh với Trump bị hủy ?

Ngày hôm qua, 24/05/2018, tổng thống Mỹ đã loan báo việc hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, dự trù mở ra ngày 12/06 tại Singapore. Phía Mỹ đã rầm rộ quảng bá cho quyết định này, quy toàn bộ trách nhiệm về đổ vỡ cho phía Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, khi đơn phương phá vỡ hội nghi trước lúc diễn ra, tổng thống Mỹ Donald Trump đã vô tình giúp đối thủ của mình đạt tất cả các mục tiêu mong muốn là vừa giữ được kho vũ khí hạt nhân của mình, vừa nâng cao được uy tín trên quốc tế, vốn rất tồi tệ trong thời gian qua.

Laxh đạo Bắc Triều Tiên  Kim Jong Un tiếp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Bình Nhưỡng ingày 09/05/2018.
Laxh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tiếp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Bình Nhưỡng ingày 09/05/2018. KCNA / via REUTERS
Quảng cáo

Theo các nhà quan sát, khả năng hội nghị thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong Un không diễn ra đã được nêu lên từ nhiều ngày nay, và quyết định hủy bỏ của ông Trump không nằm ngoài dự đoán.

Sau khi cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nhắc đến "mô hình Libya" cho tiến trình phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên, mọi người chờ đợi là Bình Nhưỡng sẽ có phản ứng, và tình hình đã diễn biến đúng như vậy. Sau khi ông Trump lên tiếng trấn an, vấn đề như tạm lắng, cho đến khi phó tổng thống Mỹ Mike Pence, nhân vật số hai của Hoa Kỳ, nhắc lại khả năng ông Kim Jong Un có số phận như lãnh đạo Libya Kadhafi.

Tuyên bố này đã bị đánh giá là rất khiêu khích, và ông Pence đã bị thứ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên đánh giá là "ngu xuẩn". Chỉ ít lâu sau đánh giá đó, tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo quyết định hủy hội nghị thượng đỉnh.

Đối với giới phân tích, khi đề nghị hội nghị thượng đỉnh với tổng thống Hàn Quốc, rồi với tổng thống Mỹ, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã thực hiện cả một chiến dịch truyền thông nhằm tạo cho mình một uy tín nào đó trên trường quốc tế, trong lúc vẫn không lùi bước trên vấn đề sở hữu vũ khí hạt nhân.

Trong thời gian qua, trước những lời lẽ là rất cứng rắn từ phía Hoa Kỳ, với những đòi hỏi thật gay gắt, thậm chí những lời đe dọa đến từ các ông Bolton hay Pence, bản thân lãnh đao Bắc Triều Tiên vẫn  phản ứng tương đối từ tốn, và nhất là vẫn nhắc đi nhắc lại quyết tâm giải trừ hạt nhân, nhưng không đi sâu vào chi tiết.

Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng còn tiếp tục xúc tiến việc phá hủy bãi thử hạt nhân mà tất cả giới chuyên gia đều cho là không còn sử dụng được nữa, đồng thời trả tự do cho ba người Mỹ gốc Hàn bị họ giam giữ.

Thái độ hòa dịu tương đối của Bình Nhưỡng, với những cử chỉ thiện chí hình thức, và mang tính nhất quán, như đã thành công trong việc nêu bật thái độ quá cứng rắn, đôi khi bị cho là kẻ cả, của phía Hoa Kỳ.

Hội nghị thượng đỉnh không thành là điều mà nhiều người dự đoán, nhưng điểm bất ngờ là chính ông Trump là người tuyên bố hủy bỏ chứ không phải là Kim Jong Un.

Trong một chừng mực nào đó, với việc Mỹ hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh, trước mắt, Bắc Triều Tiên sẽ không còn phải trả lời ai về kho vũ khí hạt nhân của họ nữa. Bên cạnh đó với quyết định phả hủy bãi thử nghiệm hạt nhân không còn sử dụng được nữa, Bắc Triều Tiên lại được tiếng là tôn trọng cam kết. Sau cùng, khi để cho ông Trump tuyên bố hủy hội nghị trước, Bắc Triều Tiên đã nêu bật thái độ "tiền hậu bất nhất" của phía Mỹ.

Trả lời phỏng vấn của báo Pháp, một chuyên gia Van Jackson thuộc Đại Học Victoria ở Wellington (New Zealand) ghi nhận là, khi lao vào chiến dịch " giải trừ hạt nhân", một trong những mục tiêu mà ông Kim Jong Un đề ra là "nâng cao vị thế của Bắc Triều Tiên trên trường quốc tế trong tư thế một cường quốc hạt nhân". Trên bình diện này, chuyên gia Van Jackson cho là lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã thành công.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.