Vào nội dung chính
ẤN ĐỘ - QUỐC PHÒNG

Ấn Độ khai thông 13 tỷ đô la các dự án quân sự

Ngày 25/10/2014, New Delhi thông qua một loạt các dự án trị giá 13,1 tỷ đô la Mỹ. Ấn Độ thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự và đẩy mạnh ngành công nghiệp quốc phòng trong nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Án Độ, Arun Jaitley.
Bộ trưởng Quốc phòng Án Độ, Arun Jaitley. DR
Quảng cáo

Theo bản tin của AFP bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley đã chủ trì cuộc họp của Hồi đồng Quốc phòng. Các bên đã bật đèn xanh cho một loạt các dự án quân sự, tổng trị giá lên tới 800 tỷ rupee, tức 13 tỷ 100 triệu đô la. Quyết định nói trên nằm trong khuôn khổ chương trình 100 tỷ đô la dành để nâng cấp khả năng phòng thủ của quốc gia đông dân thứ nhì trên thế giới.

Trước đó, vào tháng 6/2014, Hội đồng Quốc phòng Ấn cũng đã thông qua các đề xuất mua sắm và hiện đại hóa các phương tiện phòng thủ với trị giá gần 3,5 tỷ đô la. 

Ấn Độ hiện cùng với Mỹ là những quốc gia nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Hoa Kỳ đã qua mặt Nga để trở thành nguồn cung cấp quan trọng nhất cho Ấn Độ. Đảng Bharatiya Janata cầm quyền không chỉ nhanh chóng tiến hành công cuộc hiện đại hóa guồng máy quân sự và phòng thủ mà còn đang nhắm tới mục đích thúc đẩy sản xuất vũ khí nội địa, để giảm bớt mức độ lệ thuộc vào quốc tế. 

Trong số 800 tỷ roupee vừa được thông qua, 500 tỷ được dành để đầu tư vào việc tự chế tạo tàu ngầm. Mặt khác, nội các của thủ tướng Nendra Modi đang mở rộng cửa đón đầu tư nước ngoài, kể cả với ngành công nghiệp quốc phòng. 

Tháng 8/2014 thủ tướng Ấn đã nhấn mạnh đến mục tiêu tăng cường sức mạnh quân sự, để « không một nước nào » dám đùa với ông khổng lồ tại Nam Á này. Một cách gián tiếp, thủ tướng Narendra Modi muốn nói tới Trung Quốc và Pakistan hai quốc gia sát cạnh mà trong quá khứ đã từng xảy ra xung đột tại các vùng biên giới. 

 

 

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.