Vào nội dung chính
ĐÀI LOAN - VIỆT NAM

Luật sư Đài Loan giúp nạn nhân Việt Nam kiện Formosa ra tòa ở Đài Bắc

Ngày 11/06/2019, các luật sư Đài Loan đã chính thức kiện tập đoàn công nghiệp Formosa lên một tòa án ở Đài Bắc. Năm 2016, tập đoàn gang thép của Đài Loan đã bị chính phủ Việt Nam phạt 500 triệu đô la vì xả hóa chất ra biển gây thảm họa môi trường cho vùng duyên hải miền trung Việt Nam.

Biểu tình trước trụ sở tập đoàn Formosa ở Đài Bắc ngày 17/06/2016 đòi điều tra về thảm họa cá chết tại Việt Nam.
Biểu tình trước trụ sở tập đoàn Formosa ở Đài Bắc ngày 17/06/2016 đòi điều tra về thảm họa cá chết tại Việt Nam. REUTERS/Tyrone Siu/File Photo
Quảng cáo

Theo AFP, khoảng vài chục người dân địa phương và các nhà đấu tranh Việt Nam đã tập hợp trước một tòa án quận ở Đài Bắc trong tuần này, vào thời điểm các luật sư nộp đơn kiện. Họ cho rằng dù thảm họa môi trường xảy ra ở Việt Nam, nhưng tòa án Đài Loan có thẩm quyền xét xử vì các bị cáo - thành viên Hội đồng Quản trị, cũng như cổ đông chính của tập đoàn gang thép Formosa ở Hà Tĩnh - phần lớn là công dân Đài Loan.

Tổ chức Quyền Môi trường Đài Loan hỗ trợ các nạn nhân Việt Nam trong đợt kiện này. Ông Đồ Ngọc Văn (Tu Yu Wen), đứng đầu hiệp hội, phát biểu : « Đây là lần đầu tiên một công ty Đài Loan bị kiện vì gây ô nhiễm ở nước ngoài. Chúng tôi hy vọng tòa án sẽ thụ lý hồ sơ và sẽ tạo ra một tiền lệ tốt ».

Trước đó, trong một thông cáo, tập đoàn Formosa khẳng định đã trả 500 triệu đô la vào tháng 08/2016 để bồi thường cho ngư dân Việt Nam bị nạn, thông qua chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà đấu tranh Việt Nam khẳng định chỉ « một vài người » nhận được khoảng 20.000 đô la Đài Loan, trong khi đó nhiều người đấu tranh đòi được bồi thường nhiều hơn lại bị bắt giam.

Khi gây ra thảm họa môi trường biển ở miền trung Việt Nam, nhà máy gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, có trị giá khoảng 11 tỉ đô la, đang được xây dựng. Tháng 04/2017, nhà máy được phép hoạt động trở lại. Đến tháng 12/2017, công ty này lại bị phạt thêm 25.000 đô la vì xả chất thải rắn « độc hại » một cách bất hợp pháp xuống lòng đất năm 2016.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.