Vào nội dung chính
Tạp chí xã hội

Triển lãm tại Hà Nội về Quốc Hiệu và Kinh Đô Nước Việt

Đăng ngày:

Sau một tháng mở cửa đón công chúng, triển lãm Quốc Hiệu và Kinh Đô Nước Việt trong Mộc Bản Triều Nguyễn tại Văn Miếu Quốc Tử Giám-Hà Nội khép lại hôm 26/03/2019. Những quốc hiệu khác nhau và những đợt dời kinh đô qua những triều đại từ "thời khởi thủy đến cột mốc năm 1945 thể hiện ý chí tự cường của dân tộc Việt".

Mộc Bản Triều Nguyễn : Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ năm Canh Tuất (1010).
Mộc Bản Triều Nguyễn : Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ năm Canh Tuất (1010). Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV-Việt Nam
Quảng cáo

Phóng viên RFI Tiếng Việt đến tham quan cuộc triển lãm ngày 26/02/2019 và được hai chị Nguyễn Liên Hương, Đặng Thị Bích Ngọc của Văn Miếu Quốc Tử Giám cùng giám đốc trung tâm, ông Lê Xuân Kiêu, giới thiệu về những di sản văn hóa quý giá của Việt Nam.

Ngay tại sân nhà Thái Học Quốc Tử Giám, 32 tài liệu được trưng bày trong những chiếc tủ kính xinh xắn. Đi theo chiều kim đồng hồ, đầu tiên hết là bản sao được phóng lớn của bằng chứng nhận Mộc Bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới ; rồi đến những hình ảnh hay phiên bản của những tấm gỗ đen, trên đó có khắc chữ Hán, chữ khắc ngược và bên cạnh hoặc bên dưới là bản lược dịch. Những tài liệu này được trích từ cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Đệ Nhị Kỷ.

Hai chị Liên Hương và Bích Ngọc thuộc Văn Miếu Quốc Tử Giám giới thiệu về triển lãm và nhấn mạnh, 20 trong số các vật thể được trưng bày là những phiên bản của Mộc Bản Triều Nguyễn, những di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận năm 2009.

Riêng giám đốc Văn Miếu Quốc Tử Giám, ông Lê Xuân Kiêu, giải thích thêm thế nào là quốc hiệu về ý nghĩa của chúng qua các triều đại từ Xích Quỷ đến Văn Lang, đến Vạn Xuân rồi Đại Cồ Việt ... trước khi nhà Nguyễn lấy quốc hiệu là Việt Nam.

Do triển lãm được mở trong khuôn viên Văn Miếu Quốc Tử Giám, ông Lê Xuân Kiêu cũng đã giới thiệu về di tích này, về những giá trị lịch sử, về kiến trúc của một quần thể không chỉ là nơi thờ tự các nhân tài của đất nước mà còn từng là trường đào tạo những bậc hiền tài : "82 tấm bia còn lưu lại trong Văn Miếu Quốc Tử Giám là những tấm gương sáng cho những kẻ sĩ : khoa bảng không là gì nếu không đem tài sức ra giúp nước, giúp dân".

11:57

Phóng sự -Văn Miếu

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.