Vào nội dung chính
VIÊT NAM - NHÂN QUYỀN

HRW : Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền trong năm 2017

Hoa Kỳ rút khỏi TPP khiến số người bị bắt giữ tăng đột ngột ở Việt Nam : trên đây là nhận định của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền Mỹ Human Rights Watch HRW trong phần nói về Việt Nam, trong bản Phúc Trình Toàn Cầu 2018.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. @google
Quảng cáo

Trong bản báo cáo hàng năm của Human Rigts Watch HRW dài 643 trang về tình hình nhân quyền ở 90 nước trên thế giới, Việt Nam được mô tả là quốc gia trong năm 2017 vừa kết thúc, đã gia tăng « đàn áp các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền ». Tổ chức HRW xem đây là hệ quả của quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump bỏ Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Tự Do Xuyên Thái Bình Dương TPP :

« Trong thời kỳ đàm phán TPP, chính quyền Việt Nam biết rằng bắt giam các nhà tranh đấu nhân quyền sẽ tạo ra hình ảnh tồi tệ. Nhưng họ đã bỏ tấm mặt nạ này sau khi chính quyền Trump bỏ TPP ».

Theo danh sách của HRW, hiện có 119 nhà hoạt động nhân quyền và tự do tôn giáo nằm trong các nhà giam. Trong năm 2017, ít nhất 24 blogger bị kết án vì các bài viết vận động cho dân chủ như « Mẹ nấm » Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga , Phan Kim Khánh, Nguyễn Văn Hóa.

Trong 14 tháng qua, công an Việt Nam đã bắt ít nhất 28 người với tội danh « vi phạm an ninh quốc gia » trong đó có nhiều cựu tù nhân lương tâm và nhân quyền như Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Túc, mục sư Nguyễn Trung Tôn … Một nhà hoạt động nhân quyền khác là luật sư Nguyễn Văn Đài bị giam từ năm 2015, còn giáo sư Phạm Minh Hoàng bị trục xuất về Pháp.

Bản báo cáo dành nhiều đoạn để nhắc qua chính sách « cấm đoán » của chế độ « độc đảng », phân tích các phương pháp « đàn áp trái pháp luật của công an » cũng như trình bày những hiểm nguy mà người công dân Việt Nam phải đối mặt nếu có quan điểm phê phán chính phủ hay tham gia biểu tình ôn hoà.

Trong phần kết luận, tổ chức Quan Sát Nhân Quyền Mỹ kêu gọi giới đầu tư quốc tế và các nhà tài trợ cần phải « cương quyết » kêu gọi Hà Nội tôn trọng nhân quyền trong mọi dự án làm ăn với Việt Nam.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.