Vào nội dung chính
VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN

Việt Nam : Tòa phúc phẩm y án một nhà hoạt động chống Trung Quốc

Theo AFP, ngày hôm qua, 22/12/2017, một tòa án phúc thẩm Việt Nam, đã bác bỏ đơn khiếu nại của bà Trần Thị Nga, 40 tuổi, được công luận biết đến như một người tranh đấu chống Trung Quốc bành trướng, và tham gia nhiều hoạt động vì nhân quyền, từ nhiều năm nay.

Bà Trần Thị Nga ôm con nhỏ trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, Hà Nội ngày 08/06/2012.
Bà Trần Thị Nga ôm con nhỏ trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, Hà Nội ngày 08/06/2012. HOANG DINH NAM / AFP
Quảng cáo

Tòa phúc thẩm tỉnh Hà Nam y án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với bà Trần Thị Nga. Án sơ thẩm được tuyên hồi tháng 6 năm nay. Bà Trần Thị Nga bị bắt hồi tháng Giêng năm nay. Tòa án Việt Nam phạt tù bà Nga với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », theo điều 88 bộ Luật Hình Sự. Đây là một điều khoản thường được chính quyền sử dụng để bắt bớ những người bất đồng chính kiến, theo giới quan sát.

Nhiều người đến bên ngoài nơi phiên tòa diễn ra để ủng hộ bà Trần Thị Nga bị lực lượng an ninh câu lưu sáng hôm qua, theo các thông tin của giới tranh đấu trên mạng Facebook. Trả lời AFP sau phiên tòa, luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho bà Nga, nhận định : Phán quyết của tòa án « không khách quan ».

Nhà tranh đất Trần Thị Nga được giới hoạt động dân sự Việt Nam biết đến, do nhiều lần tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông, cũng như các hoạt động bảo vệ quyền của người lao động, quyền của nông dân, chống cưỡng chế đất đai, chống tập đoàn Đài Loan Formosa xả thải độc hại ra biển.

Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, bà Trần Thị Nga « trở thành người vận động vì quyền lợi của người lao động, sau khi bị thương trong một tai nạn xe cộ ở Đài Loan vào năm 2005, nơi bà sang làm việc (…). Cả chính quyền Việt Nam lẫn công ty tuyển dụng đều không hỗ trợ ».

Bà Nga đã được một tổ chức phi chính phủ ở Đài Loan « giúp đỡ và cung cấp kiến thức về luật lao động, quyền của người lao động và hoạt động công đoàn ». Sau khi trở về nước 2008, bà Trần Thị Nga đã « tích cực hỗ trợ những người lao động bị chủ thuê đối xử tồi tệ hay vi phạm quyền lợi ».

Bà Nga từng là thành viên ban điều hành Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự độc lập thành lập tháng 11/2013, bà thường thăm viếng các cựu tù nhân chính trị « để bày tỏ tình đoàn kết ».

Trước phiên tòa hôm nay, tổ chức Human Right Watch kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ cáo trạng với bà Nga, trả tự do cho bà cùng hơn 100 nhà tranh đấu khác hiện đang bị giam giữ. Giám đốc Á Châu của HRW, ông Brad Adams, cũng nhắc nhở « các quốc gia bạn hữu với Việt Nam và các nhà tài trợ » nỗ lực can thiệp để chính quyền Việt Nam « phóng thích vô điều kiện các nhà hoạt động ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.