Vào nội dung chính
VIỆT NAM - LIÊN HIỆP CHÂU ÂU

Thỏa thuận mậu dịch Việt Nam – Châu Âu "tùy thuộc vào nhân quyền"

Ngày 15/09/2017, một quan chức cao cấp đặc trách thương mại của Liên Hiệp Châu Âu cảnh báo hiệp định tự do mậu dịch giữa khối này với Việt Nam có thể sẽ không thành tựu, nếu Hà Nội không giải quyết được các vấn đề về nhân quyền, vì đây là trọng tâm của các cuộc đàm phán song phương.

Công nhân làm việc tại một nhà máy dệt ở Hà Nam, 07/10/2015.
Công nhân làm việc tại một nhà máy dệt ở Hà Nam, 07/10/2015. REUTERS/Kham
Quảng cáo

Tuyên bố với các phóng viên tại Hà Nội, ông Bernard Lange, chủ tịch Uỷ ban Nghị viện châu Âu về thương mại quốc tế, cho biết các cuộc đàm phán hiện nay đặt trong tâm vào vấn đề lao động cưỡng bức và tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu - Việt Nam đã được Hà Nội và Bruxelles ký vào năm 2015 và có thể được phê chuẩn ngay từ năm tới sau khi xem xét về khía cạnh pháp lý. Nếu có hiệu lực, thỏa thuận mậu dịch này sẽ cắt giảm hầu như toàn bộ các thuế quan giữa hai nước và đặc biệt sẽ thúc đẩy đáng kể xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu.

Châu Âu hiện đã là một trong những đối tác thương mại hàng đầu và là một trong những nhà đầu tư ngoại quốc lớn nhất của Việt Nam.

Nhưng tình hình nhân quyền ở Việt Nam được xem là yếu tố trọng tâm trong tiến trình phê chuẩn hiệp định này. Trong những tháng gần, Việt Nam đã bị lên án vì đã bắt giam và kết án tù nặng nề các nhà bất đồng chính kiến, đồng thời mở chiến dịch đánh vào những quan chức tham nhũng.

Vào tháng trước, chính phủ Đức tố cáo Hà Nội đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch công ty PVC, ngay tại Berlin. Vụ này đã gây khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước và có nguy cơ cản trở việc phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.