Vào nội dung chính
Tạp chí văn hóa

Lân và ngày Tết tại Việt Nam

Đăng ngày:

Không biết từ bao giờ múa lân đã trở thành một truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán niềm vui không riêng cho trẻ em mà còn cho tất cả mọi nhà. Tại Việt Nam, khi khí trời bắt đầu mát mẻ, nghe xa xa nhịp trống tập dợt múa lân là trẻ con bảo nhau Tết đã đến gần. Múa lân đòi hỏi công phu tập luyện phối hợp võ thuật, nghệ thuật diễn xuất vừa ngoạn mục mà cũng vừa hài hước với « ông địa ».

Múa lân tại Việt Nam (ảnh chụp từ internet)
Múa lân tại Việt Nam (ảnh chụp từ internet)
Quảng cáo

Để tìm hiểu thêm về phong trào múa lân tại Việt Nam ngày nay ,RFI đặt câu hỏi với võ sư Lương Ấn Đường, đứng đầu đoàn lân sư rồng « Tú Anh Đường » tại Cần Thơ, gồm các võ sinh Thái Cực đạo, nhất là phái nữ, từng chiếm nhiều kỷ lục ở Việt Nam.

Nếu ở nước ngoài, truyền thống múa lân tiếp tục được duy trì tại những nơi có cộng đồng Việt Nam và Trung Hoa định cư và ít nhiều gắn liền với một trường võ hay một võ sư, thì tại Việt Nam, múa lân đã trở thành một phong trào « dịch vụ » với quy mô lớn như Đoàn Võ thuật múa lân Hà Nội, Đoàn Võ thuật lân sư rồng Hùng Anh Đường ở Sài Gòn…. Trong số 3000 đoàn lân lớn nhỏ, có Tú Anh Đường ở Cần Thơ, cố gắng phát huy nghệ thuật lân sư rồng tại địa bàn sông Cửu Long với nhiều nét đặc sắc trong đó có đoàn lân nữ biểu diễn trên mai hoa thung (cột cao).

Con vật trong tứ linh « long lân qui phụng » với tiếng trống dập dồn đã làm mê hoặc hàng thế hệ trẻ con qua các vũ đạo hùng dũng tả xung hữu đột như « Độc chiến ngao đầu », âm dương liên hợp của « Song hỉ » hoặc thâm tình bằng hữu « Tam anh » Lưu Bị - Quan Vân Trường -Trương Phi cắt máu ăn thề của thời Tam quốc của Trung hoa.

Nhân ngày đầu năm Đinh Dậu, tạp chí thể thao chủ nhật của RFI tìm hiểu thêm về ý nghĩa truyền thống văn hóa này với võ sư Lương Ấn Đường, 7 đẳng Tae Kwondo, đứng đầu đoàn lân sư rồng Tú Anh Đường và cũng là chủ tịch Liên đoàn lân sư rồng thành phố tại Cần Thơ.

Võ sư Lương Ấn Đường : « … vì là một đoàn lân chuyên nghiệp thì các đoàn viên phải xuất xứ từ võ thuật. Hầu hết, 90% vận động viên Tae Kwondo tiêu biểu xuất sắc của thành phố Cần Thơ đều đứng trong hàng ngũ Tú Anh Đường. Sở dĩ có mối liên kết cộng hoà hỗ trợ với nhau trong quá trình phát triển kỹ năng nghệ thuật lân sư rồng, bởi vì tất cả các thế tấn, bộ pháp di chuyển của lân hầu hết xuất phát từ các thế tấn thế võ của Tae Kwondo và một số môn phái khác… »

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.