Vào nội dung chính
VIỆT NAM-BIỂN ĐÔNG

Ngoại trưởng Việt Nam : Tranh chấp tại Biển Đông đe dọa hòa bình thế giới

Phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24/09/2006, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh nêu lên những nguy cơ xung đột tiềm ẩn tại châu Á- Thái Bình Dương có thể « đe dọa hòa bình an ninh và thịnh vượng chung của khu vực ». Việt Nam xin ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 – 2021.

Phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam, Phạm Bình Minh tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24/09/2016.
Phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam, Phạm Bình Minh tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24/09/2016. Reuters
Quảng cáo

Theo quan điểm của ngoại trưởng Việt Nam, hai mối nguy cơ dẫn tới xung đột đó là tình hình bán đảo Triều Tiên và Biển Đông. Trên vấn đề Biển Đông, Tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, một lần nữa Việt Nam kêu gọi « tất cả các bên liên quan kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) ».

Phó phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh : chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế, hoà bình, hợp tác và phát triển là những công cụ để xây dựng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hoà bình và ổn định và thịnh vượng.

Trong tinh thần đó, ông Phạm Bình Minh thông báo, Việt Nam quyết định ứng cử làm thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An nhiệm kỳ 2020-2021, tăng cường tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Việt Nam từng là thành viên không thường trực nhiệm kỳ 2008-2009 và đã tham gia vào chiến dịch gìn giữ hòa ở Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi.

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.