Vào nội dung chính
Tạp chí Việt Nam

Hợp tác pháp luật Pháp-Việt: Thúc đẩy Nhà nước pháp quyền

Đăng ngày:

Ngày mai, 06/09/2016,tổng thống Pháp François Hollande sẽ chính thức mở chuyến viếng thăm cấp Nhà nước ở Việt Nam trong hai ngày để tăng cường hơn nữa quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia. Trong số những lĩnh vực hợp tác lâu năm giữa Pháp và Việt Nam, có hợp tác pháp luật. Trong số những người tham gia vào việc đào tạo đó có bà Thi My Hanh NGO-FOLLIOT, chủ tịch Công đoàn Luật sư Pháp CNA và chủ tịch Ủy ban Việt Nam của Đoàn Luật sư Paris. Luật sư Mỹ Hạnh đã dành cho RFI bài phỏng vấn về hợp tác đào đạo luật sư giữa hai nước.

RFI
Quảng cáo

Theo tài liệu của đại sứ quán Pháp thì hợp tác pháp luật giữa Pháp và Việt Nam đã được khởi xướng ngay từ năm 1986 nhằm hỗ trợ công cuộc « đổi mới » của Việt Nam.

Trong chuyến viếng thăm lịch sử của tổng thống François Mitterrand tháng 02/1993, hai thỏa thuận quan trọng đã được ký kết : Thỏa thuận hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Pháp và Việt Nam và Thỏa thuận thành lập Nhà Pháp luật Việt-Pháp tại Hà Nội.

Nhà Pháp luật Việt-Pháp, được thành lập năm 1993 và hoạt động cho đến 2012, đã tư vấn và hỗ trợ Việt Nam thực hiện cải cách cũng như tổ chức các đợt nghiên cứu thực tiễn tại Pháp, đào tạo cho các chuyên ngành pháp lý (thẩm phán, luật sư, công chứng viên, thừa phát lại), đào tạo tiếng Pháp ngành luật…Nhà pháp luật Việt-Pháp cũng đã thực hiện biên dịch các văn bản luật Việt Nam sang tiếng Pháp và các văn bản luật của Pháp sang tiếng Việt.

Sau khi Nhà pháp luật Việt-Pháp đóng cửa cuối năm 2012, từ năm 2013, Bộ phận Hợp tác và Hoạt động văn hóa (SCAC) của Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội trực tiếp triển khai hợp tác pháp luật giữa hai nước. Vì vậy, lĩnh vực hợp tác Tư pháp-Pháp luật-Quản trị đã được thành lập trong bộ phận SCAC.

Lĩnh vực hợp tác Tư pháp-Pháp luật-Quản trị của SCAC hợp tác với Bộ Tư pháp, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Viện Nghiên cứu pháp lý của Quốc hội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, các đoàn luật sư thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi đó trước kia, Nhà Pháp luật hợp tác chủ yếu với Bộ Tư pháp.

Nói chung, Pháp hỗ trợ Việt Nam phát triển một Nhà nước pháp quyền tuân thủ các quyền và quyền tự do của công dân và khuyến khích việc xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, hợp tác pháp luật giữa hai nước cũng rất chú trọng đến đào tạo về các nghề luật (Hội đồng Công chứng tối cao, Hội đồng Thừa phát lại quốc gia, Đoàn Luật sư Paris, Đoàn Luật sư Toulouse) và Trường Thẩm phán Quốc gia. Các khóa tiếng Pháp chuyên ngành luật cũng được mở ra ở Hà Nội từ cuối năm 2012 tại Hà Nội, và từ cuối năm 2013 ở Sài Gòn.

Trong số những người tham gia vào việc đào tạo đó có bà Thi My Hanh NGO-FOLLIOT, chủ tịch Công đoàn Luật sư Pháp CNA và chủ tịch Ủy ban Việt Nam của Đoàn Luật sư Paris. Luật sư Mỹ Hạnh cũng là một trong những khách mời của tổng thống Pháp trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần này và bà cũng sẽ tổ chức một hội nghị các luật sự tại Cần Thơ trong tháng 9 này. Trước khi đi Việt Nam ngày 01/09 để chuẩn bị cho hội nghị đó, luật sư Mỹ Hạnh đã dành cho RFI Việt ngữ bài phỏng vấn sau đây :

07:24

Luật sư Thi My Hanh NGO-FOLLLIOT

 

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.