Vào nội dung chính
VIỆT NAM - DU LỊCH

Việt Nam còn đầu tư quá ít cho quảng bá du lịch

Trong bài viết đăng trên tờ Forbes ngày 16/08, nhà báo Brett Davis ghi nhận là lãnh đạo ngành du lịch Việt Nam đã thông báo ý định đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh Việt Nam như một điểm đến của du khách quốc tế. Tuy nhiên dù có tăng phần tài chính cho việc quảng bá này, Việt Nam vẫn thua xa các đối thủ trong khu vực.

Tam Cốc - Bích Động , "Vịnh Hạ Long trên cạn", một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.
Tam Cốc - Bích Động , "Vịnh Hạ Long trên cạn", một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. RFI
Quảng cáo

Ngân sách của Việt Nam dành cho việc quảng cáo du lịch hàng năm chỉ là 2 triệu đô la, nếu so sánh với Thái Lan, Singapore hay Malaysia thì thấp hơn đến 50 lần. Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch đã đưa ra đề nghị tăng ngân sách lên khoảng 5,25 triệu đô la và lập một quỹ quảng bá du lịch với một khoản đầu tư chủ yếu khoảng 13 triệu đô la.
Quả đó là những giọt nước, nhất là trước tham vọng của ngành du lịch. Việt Nam muốn tăng gấp đôi lượng khách quốc tế cũng như thu nhập của ngành du lịch từ nay đến năm 2020, trên cơ sở mức 7,9 triệu lươt đến và 15,1 tỷ đô la thu nhâp của năm 2015, chiếm khoảng 10% GDP.

Một vấn đề khác trong kế hoạch đầu tư này là ý định trong dài hạn là lấy 70% nguồn đầu tư từ những người ‘hưởng lợi từ du lịch’, nói cách khác là từ những công ty du lịch có giấy phép hoạt động và giới khách sạn. Nhưng nếu việc này được thực hiện dưới dạng phụ thu trên thu nhập bị đánh thuế, thì có thể làm suy giảm tăng trưởng trong ngành, và hy sinh những nguồn lợi rộng rãi hơn cho kinh tế đến từ việc du lich gia tăng.

Việt Nam đứng trước nhiều thách thức trong việc phát triển ngành du lịch, kể cả việc nâng cao hạ tầng cơ sở, tăng cường năng lực nhân viên, cung cấp những cơ sở, dịch vụ có tầm cỡ quốc tế. Đấy có đấu hiệu là những lãnh vực mà chính phủ Việt Nam xem là ưu tiên trong việc quảng cáo.

Phát biểu trong một hội nghị về du lịch ở Quảng Nam trong tuần qua, phó thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ cho rằng vấn đề là thiếu sáng tạo hơn là thiếu tiền. Ông nêu ví dụ là một đoạn video 9 phút với phiên bản trong 9 ngôn ngữ do cơ quan Du Lịch Việt Nam (VNAT) sản xuất, đã có hiệu quả trong việc giới thiệu du lịch Việt Nam ra thế giới.

Vào thời điểm 16/08, bản tiếng Anh trên kênh video YouTube của VNAT đã có 112 lượt xem, bản tiếng Nhật, 59 view và bản tiếng Hoa, 38 view. Đoạn video ra mắt tháng 9 /2015, cũng đã xuất hiện trên nhiều website du lịch chính thức củaViệt Nam.

Theo thống kê của bộ Du lịch, hơn 70% khách quốc tế đến Việt Nam không trở lại lần thứ hai. Vấn đề nhân viên an ninh, lưu thông tắc nghẽn và tai nạn, ô nhiễm, dịch vụ, cơ sở kém cỏi là những nguyên nhân thường được nêu lên nhất.

Có lẽ đó là những vấn đề cần được sự quan tâm của chính phủ, và khuyến khích đầu tư trong hạ tầng cơ sở và đào tạo, huấn luyện có thể giúp thu hút trở lại những người đã một lần chọn đến Việt Nam.

Nhưng dẫu sao, nhìn mức tăng của lượng người đến Việt Nam còn kém xa các đối thủ Thái Lan, Malaysia và cả Lào hay Miến Điện, thì việc quảng cáo hữu hiệu đất nước này cho những người còn lưỡng lự trước việc đi thăm Việt Nam lần đầu tiên là điều mà Việt Nam có thể làm.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.