Vào nội dung chính
VIỆT NAM - HOA KỲ

Việt Nam : Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm thảm họa Mỹ rải chất độc da cam

Cách đây đúng 55 năm, ngày 10/8/1961, lần đầu tiên quân đội Mỹ tiến hành rải chất độc hóa học xuống các chiến trường miền Nam Việt Nam. Từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam Việt Nam hàng triệu lít chất độc hóa học diệt cỏ, làm trụi lá cây để phát hiện tấn công quân đội miền Bắc.

Chất khai quang, trong đó chất độc màu da cam được rải xuống miền Nam Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh.
Chất khai quang, trong đó chất độc màu da cam được rải xuống miền Nam Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. wikipedia
Quảng cáo

Đây là cuộc chiến tranh hóa học có quy mô lớn nhất, gây hậu quả thảm khốc lâu dài. Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng, hàng triệu nạn nhân của chất độc da cam/ dioxin vẫn còn đến ngày nay. Trong những ngày qua, ở nhiều địa phương tại Việt Nam đã diễn ra các hoạt động vì các nạn nhân của thảm họa chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ gây ra trong chiến tranh tại miền Nam Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn ông M. André Bouny, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam cho biết :

« Theo Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, hiện vẫn có từ 3 đến 4 triệu nạn nhân của chất độc da cam, những nạn nhân gần nhất thuộc thế hệ thứ ba sau chiến tranh. Dioxin có trong thành phần chất độc da cam nhiễm qua thực phẩm rồi truyền qua nhiều thế hệ. Những đứa trẻ sinh ra từ những người nhiễm dioxin này sẽ bị tình trạng dị dạng, dị tật do hệ thống di truyền bị phá hủy. Ngoài ra nó còn gây ra nhiều loại bệnh ung thư.

Tháng 8 này là một tháng u ám nhất của châu Á vì mới cách đây vài ngày, tại nhiều nơi người ta vừa tổ chức tưởng niệm nạn nhân của hai quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki. Đó là phần lịch sử bi thảm do các cường quốc giàu có viết lên. Trong khi đó, cái ngày 10/08 và chất độc màu da cam không được biết đến, trong khi mà nó đã gây ra hàng triệu nạn nhân. Sẽ là cực kỳ bất công nếu ngày 10/08 không được kỷ niệm, nhất là khi các nạn nhân không chỉ ở trong quá khứ. Các nạn nhân của chất độc da cam vẫn còn đó vào lúc chúng ta đang nói đây. Họ vẫn còn cả triệu người ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.