Vào nội dung chính
Tạp chí văn hóa

Viễn Châu, cây đại thụ của cải lương Việt Nam

Đăng ngày:

Khán giả mê cải lương chắc ai cũng biết bài vọng cổ Tình anh bán chiếu của soạn Viễn Châu qua giọng ca bất hủ của nghệ sĩ Út Trà Ôn, qua đời vào năm 2001. Bây giờ thì ở nơi suối vàng có lẻ Út Trà Ôn đã gặp lại người đã góp phần làm nên tên tuổi của ông qua những bài vọng cổ và những tuồng cải lương nổi tiếng. Soạn giả Viễn Châu vừa qua đời ngày 01/02/2016 tại tư gia, hưởng thọ 92 tuổi, để lại nhiều thương tiếc trong giới nghệ sĩ cũng như khán giả cải lương.

Vở cải lương Hoa Mộc Lan của soạn giả Viễn Châu, với Lệ Thủy, Thanh Nga, Hữu Phước và Hoàng Giang.
Vở cải lương Hoa Mộc Lan của soạn giả Viễn Châu, với Lệ Thủy, Thanh Nga, Hữu Phước và Hoàng Giang.
Quảng cáo

Tang lễ tiễn đưa ông vừa được cử hành hôm qua, 04/02/2016, với sự tham dự của nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Kim Cương, Lệ Thủy, Thanh Hải, Hồng Nga, Tú Trinh, Hồng Tơ, đạo diễn Lê Lộc, Hồng Dung, Phượng Hoàng….

Chỉ từ đầu năm đến nay, ngoài soạn giả Viễn Châu, một số tên tuổi khác của làng cổ nhạc cũng đã ra đi vĩnh viễn. Ở miền Nam, thì có soạn giả Trần Hà, nghệ sĩ Chinh Nhân, bầu sô Duy Ngọc, còn ở miền Bắc thì có nhạc sĩ mù Kim Sinh.

Nhưng trong số những nghệ sĩ vừa từ giả cõi đời nói trên, Viễn Châu, tên thật Huỳnh Trí Bá, là người nổi tiếng nhất, với biệt danh « vua vọng cổ » vì ông đã viết hơn 2000 bài vọng cổ. Ông cũng để lại cho hậu thế hơn 50 vở cải lương, mà một số vở đã trở thành những tác phẩm kinh điển như Chuyện tình Hàn Mặc Tử, Chuyện tình Lan và Điệp, Tình Mẫu tử, Nát cánh hoa rừng, Hoàng đế ăn mày và đặc biệt là Hoa Mộc Lan.

Điểm lại sự nghiệp âm nhạc đồ sộ của soạn giả Viễn Châu, giáo sư Trần Quang Hải nhắc lại rằng trong làng cổ nhạc, ông đã nổi danh đầu tiên với tư cách nghệ sĩ đàn cổ nhạc, với nghệ danh Bảy Bá, với các loại đàn tranh, đàn kìm, đàn guitare phím lõm.

Trong số các nghệ sĩ cải lương được soạn giả Viễn Châu nâng đỡ từ những bước đầu tiên vào nghề, có nghệ sĩ Lệ Thủy.

Như giáo sư Trần Quang Hải có nhắc ở trên, soạn giả Viễn Châu còn là cha đẻ của một thể loại âm nhạc độc đáo của Việt Nam, đó là tân cổ giao duyên, kết hợp tân nhạc với vọng cổ, với những bài đầu tiên được viết từ năm 1958. Trong số đó có bài Chàng là ai, do Viễn Châu sáng tác vào năm 1963, vẫn được nghệ sĩ Lệ Thủy thể hiện rất thành công.

Như giáo sư Trần Quang Hải có nói ở trên, trong số hàng ngàn bài vọng cổ, soạn giả Viễn Châu đã sáng tác riêng một số bài cho các nghệ sĩ vọng cổ hài, trong đó có nghệ sĩ Văn Hường, mà tiêu biểu là bài Vợ tôi tôi sợ.

Nghe toàn bộ tạp chí với phần phỏng vấn nghệ sĩ Lệ Thủy và giáo sư Trần Quang Hải :

20:16

Tạp chí Văn hóa 5.2.2016

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.