Vào nội dung chính
Tạp chí văn hóa

Hát Then mong được xem là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Đăng ngày:

Hát Then là một loại hình âm nhạc không chỉ mang tính dân gian mà còn gắn chặt với tín ngưỡng của người dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Thái và Việt Nam hiện đang làm thủ tục để đề nghị tổ chức UNESCO công nhận thể loại âm nhạc này là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2016.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa DR
Quảng cáo

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam vừa thông qua kế hoạch tổng thể xây dựng hồ sơ đề cử quốc gia “Then, Tày, Nùng, Thái” đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Liên hoan nghệ thuật hát Then toàn quốc lần thứ 5 cũng vừa diễn ra ở Tuyên Quang trong tháng 9 vừa qua.

Cũng tại Tuyên Quang, một hội thảo khoa học quốc tế với đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Then các dân tộc Tày, Nùng, Thái Việt Nam” đã được tổ chức trong hai ngày 25 và 26/09/2015, trong đó có sự tham gia của bốn chuyên gia nước ngoài là những nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học và khoảng 80 đại biểu từ nhiều vùng khác nhau ở Việt Nam. Hội thảo này là nhằm trao đổi về những đặc trưng của hát Then, về lời ca, nhạc ngữ, tiết tấu, lễ nghi, nhằm tạo ra một hồ sơ vững chắc cho đơn xin công nhận hát Then là di sản văn hóa phi vật thể.

Trước khi về Việt Nam để tham gia hội thảo này, giáo sư Trần Quang Hải, nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc, đã trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ về hát Then, để giải thích vì sao thể loại âm nhạc này rất xứng đáng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

07:45

Giáo sư Trần Quang Hải

 Cho tới nay Việt Nam đã có 9 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, theo thứ tự thời gian từ mới nhất đến cũ nhất là Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh được công nhận năm 2014, Đờn ca tài tử Nam Bộ được công nhận năm 2013, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được công nhận năm 2012, Hát xoan được công nhận năm 2011, Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội, được công năm 2010, Ca trù được công nhận năm 2009, Dân ca Quan họ được công nhận ngày 30/9/2009. Riêng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Và di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên tại Việt Nam, được công nhận năm 2003, chính là Nhã nhạc cung đình Huế. Đến năm 2008, thể loại âm nhạc này được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.