Vào nội dung chính
VIỆT NAM - NHẬT BẢN

Báo Nhật: Tokyo tư vấn Việt Nam chọn lò phản ứng hạt nhân

Nhật báo kinh tế Nikkei, số ra cuối tuần qua, cho biết, chính phủ Nhật Bản sẽ tư vấn cho Việt Nam lựa chọn loại lò phản ứng hạt nhân của công ty liên doanh Atmea đề xuất. Atmea là công ty liên doanh giữa tập đoàn Mitshubishi Heavy Industries (MHI) và tập đoàn Pháp Areva.

Hai lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện  tại Kagoshima - Nhật Bản. Ảnh chụp ngày 8/72015.
Hai lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện tại Kagoshima - Nhật Bản. Ảnh chụp ngày 8/72015. REUTERS/Issei Kato
Quảng cáo

Vẫn theo nguồn tin này, phía Việt Nam sẽ ra quyết định vào năm tới. Hà Nội có kế hoạch, trong giai đoạn đầu, xây dựng bốn lò hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận, miền nam Việt Nam và ngay từ năm 2010, Việt Nam đã chọn Nga và Nhật Bản làm đối tác để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, mỗi đối tác xây dựng hai lò phản ứng.

Thảm họa Fukushima xẩy ra vào tháng 03/2011, ở phía đông bắc Nhật Bản không làm thay đổi sự tin tưởng của Việt Nam vào công nghệ hạt nhân Nhật Bản.

Vấn đề hiện nay là chính phủ Việt Nam phải lựa chọn loại lò phản ứng, có theo tư vấn của Tokyo hay không, trong số các mô hình lò do ba tập đoàn lớn của Nhật đề xuất là Hitachi, Toshiba và Mishubishi Heavy Industries (có thể liên doanh với Areva hoặc không).

Theo tờ Nikkei, Nhật Bản muốn tư vấn Việt Nam lựa chọn công nghệ lò phản ứng nước áp lực Atmea-1 của công ty liên doanh MHI-Areva, vì dường như loại lò này được trang bị nhiều hệ thống thiết bị làm mát (hệ thống phun an toàn, hệ thống phun tỏa nhà lò và hệ thống tản nhiệt tồn dư…), nguồn cấp điện dự phòng, khả năng bảo vệ, chống chọi tốt hơn với động đất, những chức năng quan trọng này đã được cải tiến trên cơ sở các kinh nghiệm rút ra từ thảm họa Fukushima.

Nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản sẽ cung ứng các thiết bị. Đồng thời, phía Nhật Bản còn chịu trách nhiệm đào tạo các kỹ sư và kỹ thuật viên Việt Nam. Nếu Việt Nam lựa chọn Atmea, thì tập đoàn Kansai Electric Power, vốn hiểu rõ loại lò phản ứng nước áp lực, cũng sẽ tham gia vào dự án này.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.