Vào nội dung chính
Tạp chí Việt Nam

Công đoàn độc lập: Việt Nam dùng kế hoãn binh?

Đăng ngày:

Sau khi Tổng thống Barack Obama được Quốc hội trao quyền đàm phán nhanh các hiệp định tự do mậu dịch, Hoa Kỳ đang đẩy nhanh tiến trình đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP với hy vọng sẽ kết thúc và trình hiệp định này lên Quốc hội trước khi diễn ra các cuộc vận động tranh cử cho cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. 

Một nữ công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất máy nông nghiệp ở Hà Đông. Ảnh chụp ngày 13/07/2015.
Một nữ công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất máy nông nghiệp ở Hà Đông. Ảnh chụp ngày 13/07/2015. Reuters
Quảng cáo

Nhưng riêng trong việc đàm phán với Việt Nam, một trong những hồ sơ còn gây bất đồng giữa hai nước, đó là vấn đề quyền của người lao động, bởi vì hiệp định TPP đề ra những tiêu chuẩn rất cao trong lĩnh vực này, đặc biệt là quyền thành lập các công đoàn độc lập.

Hoa Kỳ thì vẫn đòi Việt Nam phải cho người lao động được hưởng quyền này, trong khi Việt Nam diễn nhiên là muốn duy trì tình trạng như hiện nay, tức là chỉ có Tổng Liên đoàn Lao động, công đoàn chính thức. Nếu có bắt buộc phải thoả mãn điều kiện đó để có thể gia nhập TPP, không loại trừ là Hà Nội sẽ dùng kế hoãn binh, trì hoãn càng lâu càng tốt sự ra đời của các công đoàn độc lập. Nói cách khác, có thể Hoa Kỳ sẽ chấp nhận cho Việt Nam một lộ trình tiến dần đến công đoàn độc lập.

Dầu sao, trước khi hình thành các công đoàn độc lập, Việt Nam chắc là sẽ phải sửa đổi hoặc thông qua hoặc một số luật, chẳng hạn như luật về lập hội.

Tuy luật chưa cho phép, nhưng từ cách đây nhiều năm, một số người ở Việt Nam đã tự đứng ra thành lập công đoàn độc lập để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người lao động. Đầu tiên là Công đoàn Độc lập, ra đời từ năm 2006, nhưng các thành viên sáng lập đã bị bắt sau đó và nay vẫn bị quản thúc tại gia hoặc luôn bị theo dõi, cho nên bây giờ ít hoạt động.

Tiếp đến là Phong Trào Lao Động Việt (PT), được thành lập từ năm 2008, có hơn 10 người hoạt động, và dĩ nhiên là lúc nào cũng bị chính quyền theo dõi, dọa bắt bớ cầm tù.

Bên ngoài Việt Nam, một tổ chức vẫn rất tích cực hoạt động bảo vệ người lao động trong nước, đó là Uỷ ban Bảo vệ Người lao động Việt Nam, được thành lập vào năm 2006.

Vào năm ngoái, ba công đoàn độc lập nói trên đã tập hợp lại trong một tổ chức có tên là Liên đoàn Lao động Việt Tự do.

Một trong những người đứng ra thành lập tổ chức Công đoàn Độc lập vào năm 2006 là luật sư Nguyễn Văn Đài, nhưng sau đó, vào năm 2007 đã bị bắt giam tù cùng với một thành viên sáng lập khác là Lê Thị Công Nhân cho đến năm 2011 và bị quản thúc cho đến năm 2015. Trong phần tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, xin mời quý vị nghe phần phỏng vấn luật sư Nguyễn Văn Đài, từ Hà Nội, nói về hiệp định TPP và vấn đề công đoàn độc lập ở Việt Nam:

08:33

LS Nguyễn Văn Đài, Hà Nội

Trong khi đó, ở bên ngoài, Liên đoàn Lao động Việt tự do đang vận động với chính giới quốc tế, nhất là các dân biểu nghị sĩ Hoa Kỳ, để đề nghị họ thúc giục chính phủ Mỹ theo dõi việc Việt Nam thực hiện các cam kết trong khuôn khổ hiệp định TPP liên quan đến vấn thành lập công đoàn độc lập. Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với chị Ca Dao, thành viên tại Pháp của tổ chức Liên đoàn Lao động Việt tự do:

05:01

Chị Ca Dao, Liên đoàn Lao động Việt Tự do

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.