Vào nội dung chính
Tạp chí xã hội

"De père inconnu", hành trình tìm người cha vô danh

Đăng ngày:

Đi tìm vết tích người cha không biết mặt, nguyên là một lính Pháp tử trận ở Đông Dương, và qua đó tìm hiểu về cội nguồn của mình. Đó hành trình của Long, nhân vật chính trong cuốn sách có tựa đề « De père inconnu » ( Nguời cha vô danh ), vừa được xuất bản tại Pháp. Tác giả là ông Phạm Ngọc Lân, hiện sống tại thành phố Toulouse.

Tác giả Phạm Ngọc Lân tại phòng thu của đài RFI ngày 10/03/2015.
Tác giả Phạm Ngọc Lân tại phòng thu của đài RFI ngày 10/03/2015. RFI
Quảng cáo

« De père Inconnu » có thể nói cuốn sách vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính hồi ký, bởi vì lồng trong những sự kiện lịch sử Việt Nam từ nữa cuối thế kỷ 20 cho đến những thập niên 2000 là số phận của chính cá nhân và gia đình tác giả.

Bìa sách "De père inconnu", NXB L'Harmattan
Bìa sách "De père inconnu", NXB L'Harmattan

Học trung học ở Đà Lạt và đại học ở Sài Gòn, trong thời gian chiến tranh, ông Phạm Ngọc Lân đã từng là sĩ quan quân y trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi Sài Gòn thất thủ năm 1975, ông đã bị đưa đi cải tạo một thời gian. Ra khỏi trại, ông trở lại giảng dạy tại Đại học Dược Sài Gòn, trước khi sang định cư tại Pháp vào năm 1980.

Cuốn sách do nhà xuất bản l’Harmattan ấn hành có lời đề tựa của nhà báo nổi tiếng của Pháp Patrick Poivre d’Arvor : « Câu chuyện -hay những câu chuyện - mà Phạm Ngọc Lân kể cũng cũng chính câu chuyện của chúng ta : đó là chuyện về mối quan hệ mập mờ giữa nước Pháp với cái mà thời đó chúng ta gọi là Đông Dương. (... ) Ngay sau thế chiến thứ hai hoặc ngay trước đó, nhiều nhà văn như André Malraux hay Marguerite Duras, đã kể cho chúng ta về xứ Đông phương huyền bí này, mà đã từng làm say mê biết bao người Pháp. Nhưng từ đó đến nay, những lời kể như vậy ngày càng hiếm. Chính vì vậy mà muốn sách của Phạm Ngọc Lân quý giá như thế. ».

Những người muốn tìm hiểu thêm về Việt Nam có thể tìm thấy ở phần cuối cuốn sách « De père inconnu » nhiều ghi chú tỉ mỉ về địa lý- lịch sử và văn hóa, mà tác giả đã tổng hợp lại từ những nghiên cứu của riêng ông về lịch sử Việt Nam đương đại.

Nhân dịp ông Phạm Ngọc Lân từ Toulouse lên Paris, RFI Việt ngữ đã mời tác giả đến phòng thu của đài để phỏng vấn về cuốn sách của ông. Sau đây mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi:

13:33

Phạm Ngọc Lân

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.