Vào nội dung chính
Tạp chí thể thao

Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đã tự nuôi thân ?

Đăng ngày:

Từ khi đi bóng đá chuyên nghiệp hình thành ở Việt Nam đã hơn chục năm nay chưa có câu lạc bộ nào lấy bóng đá nuôi bóng đá một cách thực sự. Sự tồn tại của các đội bóng phụ thuộc hoàn toàn vào túi tiền của doanh nghiệp. Câu hỏi bao giờ bóng đá ở Việt Nam lại nổi lên từ sau tuyên bố của Chủ tịch câu lạc bộ Hoàng Anh Gia lai khẳng định đội bóng bắt đầu có lãi.

Cầu thủ Việt Nam (áo trắng) trong một trận cầu quốc tế.
Cầu thủ Việt Nam (áo trắng) trong một trận cầu quốc tế. Ảnh: Hồng Long
Quảng cáo

Trước khi bước vào mùa giải V-League 2015, ông bầu Đoàn Nguyên Đức của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố đội bóng của ông mùa giải này có thể thu lãi, thậm chí tỷ phú từ hơn chục năm qua vẫn dốc tiền túi ra nuôi không đội bóng của mình còn tính được mức lãi cụ thể là 5 tỷ đồng Việt Nam và với số tiền đầu tư cho một mùa bóng là khoảng 15 tỷ đồng.

Trong bối cảnh sau 14 năm đi vào chuyên nghiệp, đến giờ giải Vô địch quốc gia V-League của bóng đá Việt Nam hầu như chưa có câu lạc bộ nào tự nuôi mình bằng bóng đá, chứ chưa tính chuyện có lãi. Và nhất là trong khi các đội bóng giải thể hay bỏ giải giữa chừng vì hết tiền đã là một thực tế phổ biến trong vài năm gần đây, thì tuyên bố của bầu Đức quả là đáng chú ý và đã làm dấy lên những ý kiến khác nhau trong dư luận báo chí thể thao tại Việt Nam. Không ít ý kiến thấy cách tính toán của ông chủ Hoàng Anh Gia Lai là thuyết phục làm loé lên hy vọng các đội có thể lấy bóng đá nuôi bóng đá và như vậy không phải không có cách kiếm tiền từ bóng đá, chẳng qua lâu nay người làm bóng đá không biết nghĩ cách và không chịu làm đúng cách. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó chỉ lại là một « quả nổ » mới của ông bầu Đức để gây chú ý về mình và rằng bài toán bóng đá tự nuôi thân vẫn còn lâu mới có lời giải.

Ở bất kỳ làng bóng đá chuyên nghiệp nào trên thế giới, các câu lạc bộ đều phải dựa vào tiền của ông chủ. Nhưng đồng tiền bỏ ra nuôi đội bóng là tiền đầu tư kinh doanh. Các câu lạc bộ đều phải tự xoay xở co kéo chi tiêu tự nuôi mình đề tồn tại trước khi tính chuyện làm ăn có lãi. 

Trong khi đó, vào thời điểm bóng đá Việt Nam đi vào chuyên nghiệp với sự ra đời của giải V-League, khoảng chục năm trước, cũng là lúc kinh tế Việt Nam thăng hoa, nhiều nhân vật giàu lên trông thấy. Có tiền, họ không ngần ngại vứt ra vài chục, thậm chí tới trăm tỷ đồng để đầu tư vào bóng đá. Lý do đến với bóng đá được nhiều ông chủ tuyên bố là vì tình yêu, vì đam mê, hay quảng cáo thương hiệu doanh nghiệp, đánh bóng tên tuổi cá nhân. Thế nhưng đến khi kinh tế khủng hoảng, các ông bầu không còn kiếm tiền dễ dàng nữa thì cũng là tình yêu và niềm đam mê đến với bóng đá của họ bị cạn và họ rút khỏi cuộc chơi đẩy bóng đá Việt nam vào khủng hoảng. Báo chí thể thao tại Việt Nam thống kê được trong vòng 3 năm gần đây đã có cả chục câu lạc bộ « chết » dưới các hình thức khác nhau như giải thể, chuyển chủ, sáp nhập... . 

Để tìm hiểu thêm dư luận về câu chuyện « lấy bóng đá nuôi bóng đá » trong làng túc cầu Việt Nam, Thể thao Chủ nhật đã trao đổi với chuyên gia bóng đá Trần Văn Mui tại Sài Gòn, người đã có nhiều năm tham gia công tác quản lý bóng đá ở Việt Nam.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.