Vào nội dung chính
VIỆT NAM

Công đoàn độc lập : Nhu cầu bức bách của công nhân Việt Nam

Ngày 08/06/2014, các hội đoàn dân sự tại Việt Nam đã ra tuyên bố kêu gọi thành lập Công đoàn độc lập. Theo đó, Công đoàn độc lập phải là một tổ chức xã hội do chính công nhân lập ra và thực sự bảo vệ quyền lợi cho công nhân. Tuyên bố được 17 tổ chức xã hội dân sự và đại diện các tôn giáo Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo ký tên.  

Công nhân Bình Dương biểu tình chống Trung Quốc ngày 14/05/2014 với các biểu ngữ khẳng định chủ quyền biển đảo đồng thời kêu gọi có thái độ đúng mực.
Công nhân Bình Dương biểu tình chống Trung Quốc ngày 14/05/2014 với các biểu ngữ khẳng định chủ quyền biển đảo đồng thời kêu gọi có thái độ đúng mực. REUTERS/Stringer
Quảng cáo

Các hội đoàn dân sự cho rằng : « Công đoàn độc lập không thể là một tổ chức hữu danh vô thực như Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn cơ sở. Các tổ chức này chỉ như một khâu trung gian hưởng 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp mà chưa hề đồng thuận với bất kỳ yêu cầu chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm ».

Trong các vụ biểu tình của công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh, các tổ chức trên đã « hoàn toàn vô dụng và để cho kẻ xấu lợi dụng gây bạo loạn làm hoen ố hình ảnh công nhân Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung ».

Tuyên bố cho rằng quyền được tự thành lập một tổ chức Công đoàn độc lập đối với 5 triệu công nhân càng trở nên bức bách trong bối cảnh thu nhập bình quân giảm 25-30%, còn giá cả lại tăng vọt hai đến ba lần từ 2011 đến nay. Hơn nữa, Việt Nam khó thể gia nhập TPP (Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương) nếu không có những cải cách quan trọng về luật lao động và tự do dân sự.

Trả lời RFI Việt ngữ, luật sư Nguyễn Văn Đài, đại diện Hội Anh em Dân chủ cho biết lý do các hội đoàn đưa ra lời kêu gọi như trên :

01:11

Luật sư Nguyễn Văn Đài tại Hà Nội

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.