Vào nội dung chính
VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG

Tàu Trung Quốc đâm trực diện tàu Việt Nam. Hà Nội gởi công hàm lần ba lên LHQ

Hôm nay 07/06/2014 theo báo chí trong nước, một chiếc tàu kéo Trung Quốc đã hung hăng đâm trực diện vào tàu kiểm ngư Việt Nam làm tàu này bị hư hại. Tàu Trung Quốc các loại mở rộng phạm vi đe dọa lên đến 40 hải lý trên vùng biển Hoàng Sa. Hôm qua Việt Nam đã gởi công hàm phản đối đến lần thứ ba lên Liên Hiệp Quốc.

Một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm được kéo về đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi ngày 29/05/2014.
Một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm được kéo về đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi ngày 29/05/2014. REUTERS/Stringer
Quảng cáo

Cục Kiểm ngư Việt Nam chiều nay thông tin, vào lúc 14 giờ ngày 7/6 tại khu vực giàn khoan, tàu kéo Trung Quốc số hiệu 281 đã đâm trực tiếp vào mạn trái tàu kiểm ngư KN 635 trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Khoảng 120 tàu hải cảnh, hải tuần, tàu hộ vệ tên lửa, tàu quét mìn, tàu kéo, tàu vận tải Trung Quốc đã chia thành từng nhóm, manh động uy hiếp các tàu Việt Nam với các cú đâm va, tấn công bằng vòi rồng.

Phạm vi hoạt động của tàu Trung Quốc nay mở rộng lên 40 hải lý đối với tàu cá và 11 hải lý đối với tàu kiểm ngư. Trung Quốc còn cho máy bay trinh sát bay nhiều vòng tại khu vực này.

Hôm qua, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gởi thư lần thứ ba cho Tổng thư ký Ban Ki Moon, kèm theo công hàm phản đối của Bộ Ngoại giao về việc chế độ Bắc Kinh tiếp tục duy trì giàn khoan và hàng trăm tàu hộ tống ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Theo báo Thanh Niên, trong công hàm lần hai trước đó gởi cho Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế tại Genève, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức và vô điều kiện giàn khoan, chấm dứt mọi hoạt động phi pháp, gây hấn và phải bồi thường thiệt hại.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.