Vào nội dung chính
BIỂN ĐÔNG - VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Đài Trung Quốc: “Việt Nam than khóc khắp nơi, cáo buộc đó đây”

Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc trong bài viết đề ngày 06/0/2014 mang tựa đề “Việt Nam gây ra Cơn sóng tháng Năm” đã lên án Việt Nam “bất chấp luật quốc tế và sự thực, huy động vài chục chiếc tàu quấy nhiễu hoạt động khoan thăm dò trên vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa của Trung Quốc”. Bên cạnh đó, Việt Nam còn “kích động và dung túng bạo lực hóa biểu tình chống Trung Quốc”.

Giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 đặt trái phép tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, được các tàu tuần duyên Trung Quốc bảo vệ, 14/05/2014.
Giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 đặt trái phép tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, được các tàu tuần duyên Trung Quốc bảo vệ, 14/05/2014. REUTERS/Nguyen Ha Minh
Quảng cáo

Nhắc lại luận điệu “quần đảo Tây Sa là lãnh thổ vốn có từ đời Hán” của Trung Quốc và công hàm Phạm Văn Đồng, tác giả Trần Khánh Hồng, Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hiện đại Trung Quốc cho là “quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền chỉ là một số hòn đảo và bãi cát dọc biển Trung bộ Việt Nam”.

Bài viết khẳng định “Trung Quốc luôn kiềm chế tối đa”. Các tàu Trung Quốc “hàng ngày phải hứng chịu vài chục lần đâm va của các loại tàu kể cả tàu vũ trang của Việt Nam”. Phía Việt Nam còn “thả hàng loạt chướng ngại vật như lưới thép, lưới cá, gỗ, thùng trôi…xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc và đe dọa an ninh hàng hải”. Bên cạnh đó, “chính phủ Việt Nam còn kích động tinh thần dân tộc, khiến biểu tình chuyển sang bạo lực” gây thiệt hại về người và của.

Theo tác giả, “Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành khoảng 30 cuộc trao đổi với Việt Nam. Thế nhưng Việt Nam không những không đình chỉ hành vi quấy nhiễu trên biển, mà còn đổi trắng thay đen, than khóc khắp nơi, cáo buộc đó đây”.

Đài này cho rằng: “Sở dĩ Việt Nam đưa ra những phản ứng kịch liệt như vậy là toan mượn cớ để mở rộng lợi ích trên Nam Hải”, “thừa cơ chuyến thăm Đông Á của ông Obama để làm rùm beng, ASEAN hóa tranh chấp Nam Hải”. Cáo buộc “Việt Nam bất chấp đại cục, gây ra Cơn sóng tháng Năm”, bài viết đòi “Việt Nam phải bồi thường tổn thất và xin lỗi nhân dân Trung Quốc”.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.