Vào nội dung chính
VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN

Việt Nam: Luật sư Lê Công Định được ra tù trước thời hạn

Luật sư, nhà ly khai nổi tiếng Lê Công Định, bị kết án 5 năm tù vào năm 2010 với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền, đã được ra tù vào hôm nay, 06/02/2013. Tuy nhiên, ông Định vẫn tiếp tục bị quản thúc tại gia. Bà Đặng Ngọc Ánh, thân nhân của luật sư Lê Công Định cho AFP biết là ông Định đã trở về nhà sáng nay. Ông được trả tự do nhân dịp Tết và vì sức khỏe của mẹ ông không được tốt.

Luật sư Lê Công Định (DR)
Luật sư Lê Công Định (DR)
Quảng cáo

Tính đến hôm nay 06/02/2013, luật sư Lê Công Định đã ngồi tù 3 năm 7 tháng. Ra tù, ông vẫn bị quản thúc tại gia.

Năm nay 44 tuổi, luật sư Lê Công Định đã nổi tiếng vì đứng ra bảo vệ các đồng nghiệp đấu tranh cho nhân quyền. Ông bị bắt và kết án tù hồi tháng Giêng năm 2010, cùng với ba nhà ly khai khác, trong một phiên tòa ở thành phố Hồ Chí Minh. Tòa án Việt Nam kết tội các bị cáo « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân », xâm phạm « an ninh quốc gia » với sự giúp đỡ của « các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài ».

Ông Lê Công Định và ba bị cáo khác bị kết tội đã có quan hệ với Đảng Dân Chủ Việt Nam (PDV) ; đảng này đã bị chính quyền cộng sản Việt Nam giải thể trong những năm 1980, nhưng được một số nhà ly khai phục hồi vào năm 2006 và không được chính quyền Việt Nam thừa nhận.

Vụ xét xử luật sư Lê Công Định và các nhà ly khai đã dấy lên một làn sóng phản đối từ phía các tổ chức bảo vệ nhân quyền, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu.

Theo hãng tin AFP, kể từ đầu chiến dịch trấn áp chính trị, năm 2009 đến nay, hàng chục nhà ly khai và blogger tại Việt Nam đã bị chính quyền bắt giữ và xử tù.

Gần đây nhất, hôm thứ Hai, 04/02, tòa án tỉnh Phú Yên, Việt Nam, đã kết án nặng nề 22 thành viên một tổ chức bị coi là « phản động ». Lãnh đạo nhóm này, ông Phạm Văn Thu, 65 tuổi, bị kết án tù chung thân.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.