Vào nội dung chính
PHỎNG VẤN - PHẬT GIÁO

Ba ngày sinh hoạt của Tăng ni Làng Mai tại Paris và Thượng viện Pháp

Phát huy một « nền đạo đức toàn cầu » là ước nguyện và cũng là nỗ lực của Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân tu theo pháp môn Làng Mai như là một đóng góp của Phật giáo trong thời đại toàn cầu hóa. Nhân dịp Thiền sư được mời tham gia ba ngày sinh hoạt tại Paris kể từ 13/09/2012 và kết thúc bằng một cuộc tiếp xúc tại Thượng viện Pháp.

Thông tin giới thiệu về các buổi sinh hoạt Thiền Làng Mai tại Paris với sự có mặt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Thông tin giới thiệu về các buổi sinh hoạt Thiền Làng Mai tại Paris với sự có mặt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh DR
Quảng cáo

Làm cách nào để « phương pháp hoằng pháp mà không pháp » có thể chuyển hóa xấu thành tốt, ác thành thiện trong thời gian ngắn ngủi, RFI đặt câu hỏi với sư cô Chân Không.

09:45

Sư cô Chân Không

Sư cô Chân Không : "Thiền sư Nhất Hạnh « đã thao thức từ lâu rồi, đạo đức con người càng ngày càng xuống dốc, Thấy là các tôn giáo quá xưa cũ chưa làm mới đủ để thu hút người trẻ đi về hướng lành nhất, đẹp nhất : chân, thiện, mỹ. Thầy cố gắng phần Thầy, các tôn giáo khác cố gắng phần của họ…. Nhưng thấy chậm quá, nên Thầy tính đem cái tuệ giác của Phật cô đọng trở lại thành Năm Giới mà mình không gọi là 5 giới mà gọi là 5 phép tu luyện chánh niệm. Thầy không nói lý thuyết, Thầy đưa thiên hạ vào thực tế tuệ giác của Phật, anh áp dụng liền, chị thực hành liền... những người trong chánh phủ mới của Pháp họ có một tâm hồn thao thức đi về đạo đức toàn cầu, họ đang có và họ chỉ cần có những người đang đi trên con đường đó. Gần 180 tăng thân Làng Mai lên Paris, ý Thầy là chúng tôi nói có chúng tôi đây, chúng tôi đang ráng đi về hướng đạo đức toàn cầu, nếu quý vị thực tập như chúng tôi thì quý vị cũng đi về đó. Thầy biết là trong tâm hồn, người Pháp, chánh khách Pháp, Anh, Ái Nhĩ Lan… đều (hướng) về đạo đức toàn cầu…"

Bài chia sẻ của phật tử Ứng Long, một thiền sinh ở Paris gửi cho RFI

Những giá trị đạo đức toàn cầu đang suy thoái, nên bạo lực càng ngày càng ngự trị trong xã hội loài người. Con người đối xử với nhau bằng bạo động, hận thù, chiến tranh. Nhưng những giá trị cơ bản của loài người có những chu kỳ chuyển hóa của nó. Ngày hôm nay, chúng ta có sẵn sàng tiếp thu những chuyển hóa mới có tác dụng đưa chúng ta đến những giá trị Chân Thiện Mỹ không ? Đó là những băn khoăn của một số thức giả Âu - Mỹ, trong đó có một số nhân vật người Pháp. Từ những suy tư đó, họ đã có ý định tổ chức bên Pháp một hội nghị trong hai ngày 15 và 16/09 tại Paris, dưới sự chủ trì của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ngoài hai ngày trên, thiền sư Nhất Hạnh cũng được mời đến Thượng Viện Pháp để trao đổi với một số thượng nghị sĩ hay thức giả phụ trách về văn hóa, giáo dục, truyền thông hay môi sinh.

Thiền sư Nhất Hạnh là một nhà tu đã hoạt động không ngừng nghỉ suốt cuộc đời của Người cho những giá trị hòa bình, nhân bản, cho một lối sống có chánh niệm, ý thức được hạnh phúc của giây phút hiện tại, chuyển hóa bản thân và tha nhân với tinh thần Hiểu Thương. Các nhà nước trên thế giới đều đã có những biện pháp để chế ngự bạo động trong xã hội, nhưng nói chung các biện pháp này vẫn chỉ lo đối trị với những hiện tượng bề nổi có liên quan đến Thân như giải quyết nạn thất nghiệp, ngăn cấm kỳ thị, trừng phạt tội phạm… mà quên đi khía cạnh tâm linh của con người, cho nên kết quả cho đến nay còn rất hạn hẹp. Pháp môn Làng Mai đã có một quá trình tu tập lâu bền để đối trị với khổ đau, chung sống trong hạnh phúc, nên muốn nhân dịp này chia sẻ những kinh nghiệm của mình với đại chúng tại Pháp. Pháp môn Làng Mai không có tham vọng dạy bảo ai hết mà chỉ muốn đại chúng Pháp, khi đến dự hội nghị, thiền hành chung với các thầy cô, với tăng thân Làng Mai, tiếp thu được cái năng lượng Từ Bi Hỉ Xả để bước vào cánh cửa giải thoát (Entrer dans la liberté), có bước đi trong chánh niệm (Cheminer dans la pleinre conscience) ngõ hầu tạo điều kiện cho bản thân, cho người thân, cho xã hội bước vào một đạo đức toàn cầu (Pour une éthique globale).

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.