Vào nội dung chính
VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Trung Quốc yêu cầu Việt Nam nỗ lực làm giảm căng thẳng trên Biển Đông

Hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố là "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi được trên quần đảo Trường Sa và các vùng biển xung quanh". Theo ông, "Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần đạt đền một sự đồng thuận quan trọng về cách thức thích hợp để giải quyết các vấn đề trên biển và duy trì sự ổn định trên biển Nam Hải". Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Việt Nam nên có những nỗ lực "nghiêm chỉnh" để duy trì sự đồng thuận này.

Tàu tuần duyên của Trung Quốc trên Biển Đông (DR)
Tàu tuần duyên của Trung Quốc trên Biển Đông (DR)
Quảng cáo

Ngày chủ nhật 5/6/2011 vừa qua, hàng ngàn người, đa số là giới trẻ, đã tham gia biểu tình rầm rộ ở Hà Nội và nhất là ở Sài Gòn, để phản đối chính quyền Trung Quốc về những hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, đặc biệt qua vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt dây cáp của tàu Bình Minh 02 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Các cuộc biểu tình này này đã được thông tin rộng rãi trên mạng và trên báo chí quốc tế. Thế nhưng, Thông tấn xã Việt Nam ngày 5/6 lại khẳng định thông tin về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc là "thông tin sai sự thật", vì "chỉ có một số ít người tự phát tụ tập" trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Sài Gòn. 

02:13

Ông Phạm Xuân Nguyên

Bản tin nói trên của Thông tấn xã Việt Nam đã gây bất bình, đặc biệt là đối với những người đã trực tiếp tham gia cuộc biểu tình ngày 5/6, trong đó có nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên. Sống ở Hà Nội, nhưng nhân lúc đang công tác ở miền Nam, ông Phạm Xuân Nguyên đã tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn:

" Một sự kiện có thật như thế, một sự kiện rõ ràng là có sự đồng thuận và được bật đèn xanh như thế, đã diễn ra một cách tốt đẹp, mà báo chí chính thức lại không nói một tiếng. Đứng về mặt thông tin đơn thuần, như vậy là không được. Một sự kiện xảy ra trên đất nước mình, một sự kiện mang ý nghĩa lớn, mà báo chí lại không đưa.

Bản tin của TTXVN chắc là bản tin buộc phải đưa ra, nhưng lại không phản ánh đúng thực tế đã diễn ra ngày hôm ấy tại Hà Nội và TP HCM. Ngay cả cụm từ « một số người » đã là không chính xác cả về mặt từ ngữ lẫn thông tin báo chí.

Sắp tới đây lại là ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6. Ở đây có một vấn đề được đặt ra là thông tin báo chí phải đi kịp với những diễn biến của thời cuộc. Đấy cũng là một phương tiện hữu hiệu và mạnh mẽ giúp cho phong trào yêu nước hiện nay phát triển hơn nữa, vì mục đích tối cao là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của đất nước ta.

Bản tin của TTXVN có lẽ là nằm trong một định hướng, đó là những gì về mặt chính thức, Nhà nước, thì không được nói mạnh. Ví dụ, vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt dây cáp tàu Bình Minh 02, cho đến bây giờ vẫn là người phát ngôn Bộ Ngoại giao tuyên bố. TTXVN là một cơ quan của Nhà nước, nên không được phép hoặc chưa được phép phát ngôn chính thức về chuyện này. Họ coi biểu tình vừa qua chỉ là phản ứng của dân chúng, của lớp trẻ. Có thể đó là một chiến lược, chiến thuật ngoại giao."
 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.