Vào nội dung chính
VIỆT NAM

Việt Nam lại phá giá tiền đồng để kềm chế thâm hụt mậu dịch

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam loan báo nâng tỷ giá liên ngân hàng thêm 9,3%.  Biên độ tỷ giá được thu hẹp từ 3% xuống 1%. Mục tiêu đề ra nhằm kềm chế nhập siêu, hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt hơn.

Reuters
Quảng cáo

Ngày 11/02/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam loan báo nâng tỷ giá liên ngân hàng thêm 9,3% lên thành 20.693 đồng đổi một đôla. Đồng thời, biên độ tỷ giá được thu hẹp từ 3% xuống 1%.

Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước, việc điều chỉnh tỷ giá này « Nhằm bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn. »

Đây là lần thứ tư kể từ 15 tháng qua, Việt Nam buộc phải phá giá đồng bạc và biện pháp này đã được dự báo trước từ cuối năm 2010 và từ trước Tết đã có tin đồn về việc điều chỉnh tỷ giá sau Tết. Lần cuối cùng mà Việt Nam phá giá đồng bạc là vào tháng 8 năm ngoái.

Theo báo chí trong nước, sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá, giá đôla trên thị trường tự do và trong ngân hàng đã tăng vọt, vượt qua ngưỡng 1 đôla ăn 21.500 đồng. Giá vàng trong nước cũng tăng trên dưới 100 ngàn đồng, mặc dù thị trường thế giới không có nhiều biến động. Nhưng chỉ số của hai sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam hôm nay chỉ thay đổi chút ít.

Vấn đề là theo giới chuyên gia kinh tế và tài chính, biện pháp phá giá tiền đồng lần này có nguy cơ khiến lạm phát tăng thêm.

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.