Vào nội dung chính
BIỂN ĐÔNG - NHẬT BẢN - TRUNG QUỐC

Chiến đấu cơ Trung Quốc tại Hoàng Sa, Nhật Bản tăng cường cảnh giác

Trung Quốc triển khai chiến đấu cơ tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, trên Biển Đông. Trước động thái được cho là làm gia tăng hành động bành trướng hung hăng trên biển, Nhật Bản thông báo tăng cường cảnh giác.

Người Việt biểu tình cùng dân Philippines phản đối hoạt động bồi đắp và quân sự hóa Biển Đông trước lãnh sự Trung Quốc tại thủ đô Manila, Philippines, ngày 25/02/2016.
Người Việt biểu tình cùng dân Philippines phản đối hoạt động bồi đắp và quân sự hóa Biển Đông trước lãnh sự Trung Quốc tại thủ đô Manila, Philippines, ngày 25/02/2016. REUTERS/Romeo Ranoco
Quảng cáo

Biển Đông là một tuyến hàng hải quan trọng cho việc nhập khẩu dầu thô và khí đốt cho Nhật Bản. Trong bối cảnh Trung Quốc vừa cho triển khai dàn tên lửa địa đối không tại các đảo ở Hoàng Sa đã khiến Nhật Bản lo lắng, cho rằng Trung Quốc đang tìm cách “biến các đảo nhân tạo thành các khu căn cứ quân sự”.

Trước các động thái trên, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản, ông Gen Nakatani, ngày 24/02/2016, cho biết là Tokyo đang “nỗ lực thu thập và phân tích các thông tin đáng quan ngại này”. Cùng ngày, ngoại trưởng Nhật Bản cũng lên án hành động leo thang quân sự của Trung Quốc.

Theo tờ Chicago Tribune, chính phủ Nhật Bản dự định gây áp lực lên Trung Quốc để kềm hãm bớt các hành động trên bằng cách tăng cường hợp tác quân sự với các nước có liên quan như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Úc và Ấn Độ. Thế nhưng, đối với các nước thành viên trong khối ASEAN, việc đưa ra các chính sách phối hợp hành động có liên quan đến Trung Quốc và Biển Đông là điều không dễ, do các nước này đều có mối quan hệ mật thiết với Bắc Kinh.

Việc Trung Quốc triển khai dàn tên lửa trên tại đảo Phú Lâm đã làm dấy lên nghi ngờ khả năng “Bắc Kinh đơn phương thiết lập vùng Nhận Dạng Phòng Không ADIZ” tại Biển Đông, như là Trung Quốc đã từng làm trên vùng biển Hoa Đông, gần với Nhật Bản, bao gồm các vùng quần đảo có tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 11/2013. Vụ việc lần đó đã gây căng thẳng cho quan hệ đôi bên.

Một quan chức cao cấp chính phủ Nhật Bản có cho rằng, sở dĩ Bắc Kinh có thể trở nên hung hăng hơn trong khu vực là vì: “Trung Quốc đã tận dụng được khoảng trống ảnh hưởng quân sự tại Biển Đông, cũng như là phản ứng của các nước trong khu vực là quá chậm chạp”.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.