Vào nội dung chính
VIỆT NAM - NHẬT BẢN

Nhật Bản cấp thêm tàu tuần duyên cho Việt Nam

Ngày 15/09/2015, tại Tokyo, trong khuôn khổ chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, chính phủ Nhật Bản cam kết cung cấp thêm tàu chiến giúp lực lượng tuần duyên Việt Nam nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.

TBT đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bắt tay Thủ tướng Shinzo Abe tại Tokyo, ngày 15/09/2015.
TBT đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bắt tay Thủ tướng Shinzo Abe tại Tokyo, ngày 15/09/2015. REUTERS
Quảng cáo

Ngay trong ngày đầu tiên đến thăm Nhật Bản, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe. Trong bản thông cáo chung, hai bên cùng bày tỏ mối quan ngại về những sự kiện nóng liên tục diễn ra gần đây trên Biển Đông.

Không chỉ đích danh, nhưng ám chỉ các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, thông cáo chung ghi nhận : « Những hoạt động lấn biển trên quy mô lớn và xây dựng các chốt tiền tiêu đã làm xói mòn lòng tin và đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới ».

Tại buổi họp báo sau hội đàm, Thủ tướng Shinzo Abe đã thông báo : « Theo đề nghị của phía Việt Nam, Nhật Bản đã quyết định cung cấp thêm cho Việt Nam một số tàu chiến cũ và quyết định (của Nhật) sẽ giúp Việt Nam nâng cao khả năng bảo vệ quyền hàng hải ». Ngoài ra, chính phủ Nhật cam kết sẽ cho Việt Nam vay 100 tỷ yen (836 triệu đô la Mỹ) phục vụ xây dựng hạ tầng cơ sở.

Nhật Bản vẫn là nước đứng đầu cung cấp viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam. Hồi tháng 7 vừa qua, Tokyo hứa viện trợ cho 5 nước thuộc tiểu vùng sông Mêkong gồm Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Thái Lan Việt Nam, khoản tín dụng lên tới 6,1 tỷ đô la. Một việc làm được cho là nhằm tăng cường ảnh hưởng trong khu vực trước đà bành trước của Trung Quốc.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.