Vào nội dung chính
VIỆT NAM - BIỂN ĐÔNG

Việt Nam tăng cường khai thác khí ở Biển Đông để đạt mục tiêu trung hòa các-bon

Việt Nam sẽ không xây thêm nhà máy nhiệt điện sau năm 2030 và loại bỏ hoàn toàn than vào năm 2050. Từ nay đến cuối thập niên, than sẽ chỉ chiếm 20% tổng các loại năng lượng, thay vì 50% như hiện nay. Ngày 16/05/2023, chính phủ Việt Nam đã công bố Quy hoạch điện VIII - PDP8, với tổng đầu tư 135 tỉ đô la, nhằm « bảo đảm an ninh năng lượng » với khí đốt trở thành nguồn năng lượng chính trong quá trình trung hòa khí phát thải vào năm 2050.

Ảnh minh họa : Giàn khoan JDC Hakuryu-5 của tập đoàn Rosneft tại mỏ khí đốt Lan Tây ở ngoài khơi Vũng Tàu, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 29/04/2018.
Ảnh minh họa : Giàn khoan JDC Hakuryu-5 của tập đoàn Rosneft tại mỏ khí đốt Lan Tây ở ngoài khơi Vũng Tàu, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 29/04/2018. REUTERS/Maxim Shemetov
Quảng cáo

Theo Reuters, hai mục tiêu chính được Việt Nam đề ra là tăng gấp bốn lần khả năng « xử lý khí đốt » từ nay đến năm 2030, tăng khả năng khai thác khí đốt ở Biển Đông bất chấp đe dọa từ Trung Quốc. Đồng thời, khối lượng khí hóa lỏng (LNG) nhập khẩu sẽ chiếm khoảng 15% nhu cầu năng lượng của Việt Nam. Việc sản xuất khí đốt cũng được dự kiến tăng 65% đạt 15 GW từ nay cho đến năm 2030. Tuy nhiên, tỉ trọng khí đốt sẽ giảm xuống còn 10% thay vì 13% vào năm 2020.

Việt Nam dự kiến xây 15 nhà máy điện sử dụng khí hóa lỏng từ nay đến năm 2035, ít nhất là 2 cảng tái khí hóa và gần chục nhà máy điện sử dụng khí được khai thác trong nước nhằm chuyển sang năng lượng xanh trong những thập niên tới.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhân định với hãng tin Anh rằng cả hai mục tiêu về khí đốt đều gặp nhiều trở ngại lớn. Thứ nhất, việc nhập khẩu khí hóa lỏng có thể phải chịu chi phí cao trong bối cảnh nhu cầu thế giới gia tăng. Thứ hai, việc khai thác khí đốt ở Biển Đông thường xuyên chịu áp lực và quấy rối từ Trung Quốc. Bắc Kinh đòi độc chiếm hầu hết Biển Đông trong « đường 9 đoạn» và thường xuyên phản đối các nước láng giềng khai thác dầu khí trong khu vực này.

Một quan ngại khác được chuyên gia Alex Siow, thuộc văn phòng tư vấn ICIS, nêu lên là « nếu không ký đủ hợp đồng khí hóa lỏng, thì đương nhiên là Việt Nam sẽ sử dụng trở lại than đá để giảm thiểu việc trả giá LNG cao như vậy ». Tuy nhiên, theo chuyên gia này, giá LNG dự kiến sẽ giảm sau năm 2025.

Kế hoạch nói trên không nêu chi phí thẩm định cho việc nhập LNG. Còn tập đoàn PetroVietnam không trả lời đề nghị bình luận của Reuters về khả năng ký các hợp đồng mua LNG dài hạn.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.