Vào nội dung chính
Tạp chí thể thao

Giải quần vợt Roland Garros vẫn ở lại với Paris

Đăng ngày:

Hôm nay  (13/2/2010) tại Paris,  câu hỏi Liệu giải Roland Garros, một trong bốn giải quần vợt lớn của thế giới, có còn ở lại địa điểm thi đấu lịch sử tại Paris hay sẽ bị rời chuyển ra vùng ngọai ô, đã có câu trả lời sau cuộc bỏ phiếu vòng ba tại đại hội đồng Liên đoànquần vợt Pháp FFT.

Mô hình sân Roland-Garros được nâng cấp có mái che và có sức chứua 5 nghìn người
Mô hình sân Roland-Garros được nâng cấp có mái che và có sức chứua 5 nghìn người
Quảng cáo

Theo thông báo của Liên đoàn quần vợt Pháp FFT, cuối cùng Roland-Garros vẫn ở lại với Paris, sau khi đạt được đa số phiếu tại cuộc họp đại hội đồng Liên đoàn sáng nay. Thông báo của FFT nói rõ : « Các thành viên của Liên đoàn quần vợt Pháp họp đại hội đồng đã chọn dự án của thành phố Paris với chủ trương mở rộng và hiện đại hóa sân Roland-Garros nằm trên địa danh lịch sử Porte d’Auteil ». Tổ hợp thi đấu hiện nay sẽ được mở rộng từ 8,5 ha lên thành 13,5 ha. Dự án di dời giải Roland-Garros ra ngọai ô về Versailles, Marne la Vallée và Gonesse vào năm 2016 đã bị bác bỏ.

Sân vận động, Porte d’Auteuil nơi từ gần 100 năm nay vẫn diễn ra giải đấu quốc tế danh tiếng hàng đầu thế giới này, nay đã trở nên quá chật chội so với quy mô ngày càng phát triển của một giải đấu, không đủ đón tiếp các tay vợt cũng như người hâm mộ. Với diện tích đón tiếp là 8,5 ha, Roland-Garros hiện là địa điểm thi đấu hẹp nhất trong bốn giải Grand Chelem của thế giới. Ngay giải  Mỹ mở rộng, Úc mở rộng, Wimbledon cũng đã phải mở rộng diện tích lên từ 14 đến 20 ha.

Chính vì thế Liên đoàn quần vợt Pháp FFT đưa ra dự án di dời giải Pháp mở rộng Roland Garros ra khỏi cụm sân thi đấu lịch sử Stade de Roland Garros, nằm ở Porte d’Auteil ngay cửa và trung tâm thủ đô Paris, nếu địa điểm thi đấu cũ không được nâng cấp. Các địa điểm được lựa chọn cho việc di dời giải đấu Roland Garros đều nằm cách Paris khoảng 50 km.

Ngay sau khi được đưa ra, dự án này đã gây tranh cãi gay gắt trong nhiều giới ở Pháp cũng như trong nội bộ FFT. Vì thế mà hôm nay các thành viên Liên đoàn quần vợt Pháp tiến hành bỏ phiếu để quyết định chọn hai phương án: một là giữ lại địa điểm cũ, có mở rộng nâng cấp trong phạm vi hạn chế. Hai là rời ra hai địa điểm nằm ở ngọai ô Paris, cộgn thêm vào đó là một khỏan đầu tư mới không nhỏ.

Sân Stade de Roland Garros từng là nơi ghi lại dấu ấn hoàng kim của làng quần vợt Pháp từ thời những «Chàng ngự lâm quân » của Cúp David ở những năm 1930. Đây cũng là nơi tay vợt Yanick Noah, người Pháp duy nhất đến nay giành chiến thắng trên sân nhà năm 1983. Nhưng ngoài các yếu tố lịch sử thì dự án cải tạo hay di dời cụm sân này còn vấp phải vấn đề tài chính và cả môi trường.

Thị trưởng Paris Bertrand Delanoe là người đầu tiên không muốn để Roland-Garros đi khỏi Paris. Để làm được như vậy thành phố Paris đã đưa ra dự án xây dựng một sân thi đấu mới với 5 nghìn chỗ ngồi, trên một phần đất của khu nhà kính ươm các giống cây hoa quý hiếm nằm cạnh sân vận động hiện tại, mà nay đã trở thành như một Viện bảo tàng thực vật. Vấn đề là khu nhà kinh này đã tồn tại từ hơn 100 năm nay và hững nhà bảo vệ môi trường và người dân coi đây là một phần của di sản quốc gia cần bảo vệ, nên họ đã phản đối dữ dội dự án của thành phố. Đối với những người phản đối dự án thì  giải Roland-Garros đã gây nhiều phiền toái cho nhiều người dân sống ở đây, tốt hơn là nên chuyển sân đấu đi nơi khác.

Theo thành phố Paris thì dự án chỉ lấy một phần mới xây dựng của khu bảo tồn thực vật nói trên. Mở rộng Roland Garros cũng sẽ tạo điều kiện để phát triển mở mang thêm các công viên ở xung quanh. Vấn đề không đơn giản như vậy, ngoài phản ứng của người dân, thị trưởng thành phố Paris còn vấp phải sự phản đối của những người bảo vệ môi trường trong hội đồng thành phố. Theo những người này thì nếu muốn mở rộng thì Roland Garros buộc phải chuyển đi nơi khác.

Giờ đây quyết định đã thông qua, dự án của Paris có nguy cơ sẽ vấp phải sự phản kháng trên mặt trận pháp lý từ phía những nhà bảo vệ môi trường và người dân địa phương.

Loạt trận giao hữu quốc tế  bóng đá: Cuộc gặp thượng đỉnh của các "ông lớn"

Trong tuần, đêm 9/2, trên các sân cỏ thế giới đồng lọat diễn ra các trận cầu giao hữu đầu năm. Cũng giống như các trận giao hữu quốc tế khác, các đội tuyển quốc gia đều lấy đây để tìm kiếm thử nghiệm những đội hình đấu pháp cho mình để chuẩn bị cho các giải đấu lớn.

Người hâm mộ đã được chứng kiến các cuộc tranh tài đỉnh cao của làng bóng đá thế giới kể từ sau Cúp thế giới 2010. Đó là các cặp đấu kỳ phùng địch thủ Đức - Ý , Pháp - Brazil , Tây Ban Nha gặp Colombia để tìm lại chính vị thế của mình, rồi Achentina đọ sức với Bồ Đào Nha.

Loạt trận giao hữu giữa các đội tuyển quốc gia này đã thực sự mang đến những bữa tiệc giàu cảm xúc tuy rằng không có thực sự nhiều bàn thắng được ghi trong các cuộc hội ngộ thượng đỉnh giữa những "ông lớn", nhưng đã từ lâu rồi các trận đấu giao hữu quốc tế mới thu hút được sự quan tâm lớn của người hâm mộ  như loạt trận giữa tuần này khi mà có rất nhiều cặp đấu xứng đáng là kinh điển của bóng đá thế giới đã diễn ra như Pháp –

04:41

Nhà thơ Thanh Thảo-Việt Nam

Brazil, Đức – Ý hay cuộc đối đầu tâm điểm Messi – Ronaldo trong cuộc chiến giữa Argentina và Bồ Đào Nha. Họ đã thi đấu đầy nỗ lực và cống hiến cho người xem những màn trình diễn đẹp mắt. Về những trận đấu đáng chú ý này, nhà thơ Thanh Thảo từ Quảng Ngãi bình luận :

 

Cuộc chạy đua ở Premiers League bước vào vòng sôi động và nhiều kịch tính.

Cuộc chạy đua của các câu lạc bộ bóng đá ở  xứ sương mù đang chuẩn bị bước vào nước rút. Các đại gia hàng đầu đang cố lấy lại vị thế trong khi các đội bóng nhỏ cũng không cam chịu thân phận hèn kém. Chính vì thế mà tuần qua,  giải ngoại hạng Anh được đánh dấu bằng những trận mưa bàn thắng. Đó cũng là điều khiến

04:47

Thông tín viên Kiên Dân-Luân Đôn

Premiers League luôn là giải đấu hấp dẫn nhất trong các giải vô địch quốc gia trên thế giới. Từ Luân Đôn thông tín viên Kiên Dân tóm lược một số nét chính trong giải ngọai hạng Anh tuần qua :
 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.