Vào nội dung chính
TỊ NẠN - CHÂU ÂU

Châu Âu muốn phạt tiền các nước từ chối nhận người tị nạn

Hôm qua, 04/05/2016, Ủy Ban Châu Âu đã đề xuất thiết lập quy định gọi là « đóng góp liên đới » đối với tất cả các thành viên. Theo đó, những nước từ chối phân bổ bắt buộc nhận người tị nạn tại Liên Hiệp Châu Âu sẽ bị phạt tiền lên tới 250 nghìn euro cho mỗi trường hợp xin tị nạn bị từ chối. Hungary, vốn là nước chống đối kịch liệt chủ trương phân bổ đón tiếp tị nạn, đánh giá đề xuất mới là « không thể chấp nhận được ».

Giáo hoàng Phanxicô thăm người tị nạn tại trung tâm Moria, trên đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 16/04/2016.
Giáo hoàng Phanxicô thăm người tị nạn tại trung tâm Moria, trên đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 16/04/2016. REUTERS/Filippo Monteforte
Quảng cáo

Thông tín viên Joana Hostein tại Bruxelles tường trình :

"Để đỡ cho những nước ở tuyến đầu, Ủy Ban Châu Âu đã đề nghị sửa đổi chế độ tị nạn tại châu Âu. Trái với mong muốn của Ý và Hy Lạp, những nước là điểm đến đầu tiên của người nhập cư sẽ phải chịu trách nhiệm xử lý đơn xin tị nạn.

Nhưng trong trường hợp làn sóng di cư quá đông, khiến một nước trong thành viên Liên Hiệp phải chịu áp lực lớn, Ủy Ban Châu Âu đã nghĩ ra một cơ chế mới, đó là phân bổ một cách tự động các đơn xin tị nạn cho các nước châu Âu. Tất cả các thành viên đều phải tham gia nếu không sẽ bị phạt 250 nghìn euro cho mỗi người tị nạn mà họ từ chối đón nhận. Đề xuất này đã làm nhảy dựng các nước phía đông Liên Hiệp Châu Âu, những quốc gia không mặn mà với hệ thống phân bổ bắt buộc đón nhận người tị nạn.

Ủy Ban Châu Âu cũng đề nghị áp dụng từ ngày 1/7 tới việc bỏ chế độ thị thực nhập cảnh đối với kiều dân Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên quyết định này phải được Nghị Viện châu Âu và các quốc gia thành viên chấp nhận. Đó là điều không dễ gì có được".

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.