Vào nội dung chính
LIÊN HIỆP QUỐC - NHẬP CƯ

Liên Hiệp Quốc xem xét cho phép chặn tầu nhập cư tại Địa Trung Hải

Liên Hiệp Quốc dự tính cho phép các nước Châu Âu khám xét tầu biển ở ngoài khơi Địa Trung Hải nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư. Thông tin về bản dự thảo nghị quyết được một số nhà ngoại giao công bố ngày hôm nay, 10/09/2015.  

Một chiếc xuồng cao su chở người tỵ nạn đang hướng vào đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 9/9/2015.
Một chiếc xuồng cao su chở người tỵ nạn đang hướng vào đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 9/9/2015. REUTERS/Dimitris Michalakis
Quảng cáo

Theo AFP, hiện Liên Hiệp Châu Âu vẫn đang duy trì một đội tầu nhằm chống những kẻ buôn người dọc bờ biển Libya. Thế nhưng, các tầu này mới chỉ dừng ở việc theo dõi và trao đổi thông tin.

Để truy đuổi những kẻ buôn người trên đất liền hay tại vùng biển thuộc Libya, cần phải có sự phê chuẩn chính thức của chính phủ Libya. Tuy nhiên, các phe phái tại quốc gia Bắc Phi này không chấp nhận mặc dù Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực hòa giải.

Trong khi chờ đợi, Liên Hiệp Quốc có thể sẽ trao quyền hợp pháp quốc tế cho các nước Châu Âu để có thể hành động ngoài khơi Địa Trung Hải. Họ sẽ được phép lên các tầu bị tình nghi để khám xét. Nếu có người nhập cư trên tầu, những người này sẽ được sơ cứu và có thể được đưa về Ý để xét duyệt yêu cầu xin tị nạn của họ.

Còn những con tầu chở người nhập cư sẽ bị tịch thu và phá hủy hay tháo dỡ để không sử dụng được, và những kẻ buôn người sẽ bị đưa ra truy tố.

Một nhà ngoại giao giải thích Liên Hiệp Châu Âu cần có sự chấp thuận chính thức của Liên Hiệp Quốc để hoạt động ngoài khơi Địa Trung Hải vì một số thành viên của khối không nằm trong khu vực biển này (như Anh và Đức) để được phép hoạt động.

Hiện nay, bản dự thảo nghị quyết đang được thảo luận giữa năm quốc gia thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc) và một số nước Châu Âu liên quan. Tài liệu này chưa được phát tới toàn bộ 15 nước thành viên của Hội Đồng Bảo An.

Đại sứ Nga Vitali Tchourkine, hiện giữ chức chủ tịch Hội Đồng Bảo An vào tháng 09, đánh giá bản dự thảo nghị quyết này « hạn chế hơn » so với văn bản dự kiến ban đầu do Anh khởi xướng và có thể sẽ được thông qua trước kỳ họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng này

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon dự kiến tổ chức « một cuộc họp cấp cao » về khủng hoảng di dân vào ngày 30/09, bên lề cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.