Vào nội dung chính
NGA -GREENPEACE

Vụ tàu Greenpeace : Tòa án La Haye buộc Nga bồi thường

Cuối năm 2013, tàu và người của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace bị bắt khi tiến hành một chiến dịch ngăn chặn giàn khoan của tập đoàn dầu khí Nga Gazprom. Hai năm sau, ngày hôm qua 24/08/2015, Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration), có trụ sở tại La Haye (Den Haag, Hà Lan), công bố phán quyết, buộc Nga bồi thường các thiệt hại.

Ảnh chụp con tàu  Greenpeace Arctic Sunrise ngày 30/10/2013 khi bị bắt đưa về cảng Mourmansk của Nga.
Ảnh chụp con tàu Greenpeace Arctic Sunrise ngày 30/10/2013 khi bị bắt đưa về cảng Mourmansk của Nga. FP PHOTO / GREENPEACE / DMITRI SHAROMOV
Quảng cáo

Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA/CPA), dựa trên Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển, đã ra phán quyết ngày 14/08. Trong thông báo của CPA được đưa ra hôm qua, có đoạn : « Tòa kết luận Hà Lan có quyền được hưởng các đền bù vật chất do thiệt hại của tàu Arctic Sunrise Greenpeace, cũng như các đền bù vật chất và tinh thần của 30 thành viên thủy thủ đoàn ».

Theo phán quyết của tòa, số lượng tiền bồi hoàn cụ thể sẽ được xác định sau. Vụ kiện Greenpeace do Hà Lan khởi sự, Nga tuyên bố không tham gia.

Theo AFP, phán quyết này của Tòa Trọng tài Thường trực có tính chất bắt buộc, nhưng các bên liên quan có thời hạn một tháng để yêu cầu « sửa chữa », nếu cho rằng có sai lầm.

Tháng 9/2013, 30 thành viên tàu Arctic Sunrise đã bị bắt, khi ngăn chặn một giàn khoan dầu của tập đoàn Nga Gazprom tại biển Barents, để chống lại việc gây tổn hại cho môi trường ở khu vực Bắc Cực này, được đánh giá là mong manh. Khu vực giàn khoan bị Greenpeace can thiệp không nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền Nga, mà chỉ thuộc vùng đặc quyền kinh tế.

Bị cáo buộc tội « cướp biển », và sau đó là tội « côn đồ », các thành viên con tàu rút cuộc đã được trả tự do hai tháng sau. Còn tàu Artic Sunrise bị giữ lại trong gần một năm.

Sau khi tòa ra phán quyết, một luật sư của Greenpeace bình luận : « Chính phủ các nước (ngầm chỉ Nga) được lập ra là để làm cho luật pháp được tôn trọng, chứ không phải để dùng các nhân viên vũ trang bảo vệ lợi ích của ngành công nghiệp dầu mỏ ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.