Vào nội dung chính
NGA TRUY NÃ CÁC LÃNH ĐẠO BALTIC

Nga phát lệnh truy nã quan chức vùng Baltic

Hôm thứ Ba, 13/02/2024, Nga đã phát đi một loạt các lệnh truy nã liên quan đến các quan chức vùng Baltic, trong đó có thủ tướng Estonia, bà Kaja Kallas. Tất cả những nhân vật này đều bị cáo buộc trách nhiệm liên quan đến những quyết định bị Matxcơva coi là «  xúc phạm Lịch sử ». Theo phần đông các chuyên gia, cáo buộc của Nga chủ yếu mang tính biểu tượng, nhằm mục đích tái khẳng định rằng chỉ duy nhất có một cách diễn giải lịch sử, đó là cách của Kremlin.

Thủ tướng Estonia , bà Kaja Kallas tiếp tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tại Talin, Estonia, ngày 11/01/2024. Bà Kaja Kallas bị Kremlin phát lệnh truy nã hôm 13/02/2024 vì tội "xúc phạm lịch sử".
Thủ tướng Estonia , bà Kaja Kallas tiếp tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tại Talin, Estonia, ngày 11/01/2024. Bà Kaja Kallas bị Kremlin phát lệnh truy nã hôm 13/02/2024 vì tội "xúc phạm lịch sử". AP
Quảng cáo

Đây không phải là lệnh truy nã đầu tiên của Nga liên quan đến các chính khách nước ngoài.Nhưng, thông báo mà Matxcơva đưa ra hôm thứ Ba vừa rồi,  nhằm vào một số nhà lãnh đạo chính trị vùng Baltic trong đó có Thủ tướng Estonia, bà Kaja Kallas, lãnh đạo chính phủ nước ngoài đầu tiên bị cảnh sát Nga truy nã.

Chínhh quyền đã ban hành lệnh trụy nã  đối với « những người chịu trách nhiệm về những quyết định xúc phạm đến Lịch sử, đồng thời thực hiện các hành động thù địch chống lại ký ức lịch sử » của Nga. Theo giải thích của ông Dmitry Peskov,  phát ngôn viên của tổng thống Nga hôm thứ Ba.

Một nguồn tin an ninh Nga cũng xác nhận với TASS, hãng thông tấn Nhà nước Nga rằng bà Kaja Kallas, cũng như ngoại trưởng Estonia, Taimar Peterkop, bị truy tố vì "phá hủy và làm hư hại các tượng đài  vinh danh những người lính Liên Xô" trong Thế chiến Thứ hai. Bộ trưởng Văn Hóa Litva, Simonas Kairys, cũng bị truy nã vì tội « phá hủy các công trình » di tích lịch sử.

« Những lệnh truy nã đó là cách để Nga nói: ‘’Các vị trong phạm vi điều chỉnh luật pháp Nga và chúng tôi coi các vị ít nhiều vẫn thuộc Đế chế  Nga’’. Đó là sự khiêu khích và xúc phạm đến một quốc gia độc lập và tự trị », nhà sử học Cécile Vaissié, giáo sư nghiên cứu về Nga và Liên Xô tại Đại học Rennes-II (Pháp) giải thích.

Trong quá khứ, Matxcơva cũng từng phát những lệnh truy nã tương tự, đặc biệt như đối với nhà văn lưu vong Boris Akunin người Nga gốc Gruzia. Ông đã lên án Nga xâm lược Ukraina và bị cáo buộc tội "khủng bố" và bị đưa vào danh sách "điệp viên nước ngoài"  của Điện Kremlin. Danh sách vẫn sẽ không dừng dừng lại ở vài trường hợp này.

Từ người phát ngôn của Meta đến nông dân Ukraina

Hơn 96 nghìn người trong đó có hơn 31 nghìn người Nga và 4 nghìn người Ukraina, đang là đối tượng truy nã của chính quyền Matxcơva, theo Mediazona, một cơ quan truyền thông Nga lưu vong. Trang tin này hôm 12/0 đã công bố một tập hợp các dữ liệu khác nhau của bộ Nội Vụ Nga  cho thấy phạm vi đối tượng bị truy nã  được nhắm tới rất rộng.

Người ta có thể thấy trong danh sách này Andy Stone, người phát ngôn của Meta (công ty mẹ của Facebook, WhatsApp và Instagram), bị cáo buộc “ủng hộ khủng bố”. Chủ tịch Tòa án Hình sự Quốc tế người Ba Lan, Piotr Hofmanski, cũng là một trong những nhân vật bị truy tố. Tên của ông được thêm vào danh sách sau khi CPI ban hành lệnh bắt tổng thống Nga vào tháng 3 năm 2023, do trách nhiệm của Vladimir Putin trong việc đưa trái phép trẻ em Ukraina sang Nga.

Không có gì đáng ngạc nhiên, trong bối cảnh cuộc xung đột đang diễn ra, phần lớn người nước ngoài bị cảnh sát Nga nhắm đến là người Ukraina.  Mediazona đã xác định được ít nhất 176 người "bị truy tố vắng mặt" vì nhiều lý do: tham gia chiến tranh, liên kết với chính quyền Ukraina hoặc thậm chí vì những tuyên bố công khai của họ.

Chính vì lý do đó mà người ta thấy trong danh sách có cựu tổng tư lệnh quân đội Ukraina, Valery Zalouzhny, cũng như... một nông dân Ukraina đã ủng hộ tổng thống Volodymyr Zelensky trên mạng xã hội bằng cách đưa ra những nhận xét không mấy dễ chịu đối với Vladimir Putin.

Khoảng 59 nghị sĩ Latvia, tức là chiếm 2/3 Nghị Viện nước này, cũng là đối tượng của lệnh truy nã sau cuộc bỏ phiếu, vào tháng 5 năm 2022, về việc  Litva ra khỏi một thỏa thuận với Nga về việc bảo tồn các công trình tượng đài kỷ niệm. Quyết định này, được đưa ra vài tháng sau khi cuộc chiến ở Ukraina khởi sự, đã dẫn đến việc phá dỡ một tượng đài có từ thời Xô Viết ở thủ đô Riga.

Bà Marie Dumoulin, giám đốc chương trình tại Trung tâm tư vấn thuộc Hội Đồng Châu Âu về quan hệ quốc tế nhận định :  “Tất cả những thông báo truy nã này tạo cảm giác về một tập hợp rất đông các cá nhân được cho là thù địch với Nga và nước Nga hành động chống lại họ ”.

Chỉ có duy nhất một cách diễn giải lịch sử

Chuyên gia  này "tin rằng tư pháp Nga chắc hẳn chuẩn bị lý lẽ cho của từng nhân vật » mà họ phát lệnh truy nã. Tuy nhiên, bà tỏ dè dặt về trường hợp của bà thủ tướng Kaja Kallas: "Lý lẽ để truy nã thủ tướng Estonia đối với tôi về mặt pháp lý có vẻ hơi khập khiễng: Tuy nã những chính khách nước ngoài chỉ dựa trên những phát biểu về lịch sử của họ, dù sao cũng là việc làm liều."

Đối tượng được quan tâm chính ở đây là người trong những năm gần đây đã ủng hộ việc phá bỏ các tượng đài liên quan đến Liên Xô, nhưng dường như bà không bị suy yếu vì cái quy chế mới dành cho bà ở nước Nga.

Trong một thông cáo hôm thứ Ba tuần này, bà đã chỉ trích hành động "không có gì đáng ngạc nhiên" của Matxcơva và đánh giá là một "chiến thuật hăm dọa đã quen thuộc".

Hôm thứ Tư, Bộ Ngoại Giao Estonia cũng đã triệu mời đại diện Nga để "thông báo rằng những quyết định của Nga như vậy […] sẽ không ngăn cản chúng tôi làm những gì cần phải làm và rằng Estonia sẽ không thay đổi sự ủng hộ kiên định dành cho Ukraina."

Về phần mình, bộ trưởng Bộ Văn Hóa Litva, Simonas Kairys, đã tuyên bố vào thứ Tư ngày 14 tháng 2 trong một cuộc phỏng vấn với RFI rằng những thông báo truy nã này là "vô nghĩa", đồng thời nói thêm: "Đó cũng là một thông điệp nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta cần phải mở to mắt và hiểu những phương pháp mà Nga đôi khi sử dụng."

Theo các chuyên gia được France 24 liên hệ, những vụ truy tố này trước hết mang tính "tượng trưng", và có rất ít cơ hội dẫn đến việc bắt giữ thực sự. Trên hết, những động thái này là biểu tượng của một  trận chiến ký ức do Mátxcơva tiến hành với các nước thuộc Liên Xô cũ ở Đông Âu.

"Việc làm đó  trước hết nhằm mục đích tái khẳng định sự tồn tại của một « thế giới Nga » (khái niệm ra đời sau khi Liên Xô sụp đổ và nhằm mục đích quy tụ toàn bộ cộng đồng người nói tiếng Nga ở ngoài nước Nga) và về sự tồn tại của một nước Nga ở trung tâm  », nhà sử học Cécile Vaissié trích dẫn ở trên giải thích.  Bà cho cho biết thêm : “Kể từ những năm 1990, Điện Kremlin đã duy trì quan niệm mập mờ giữa những người nói tiếng Nga, người Nga, công dân Nga, công dân cũ của Liên Xô hoặc thậm chí là công dân cũ của Đế chế Nga”.

Còn chuyên gia Marie Dumoulin ghi nhận động thái  " lên gân mạnh mẽ của Matxcơva với các nước vùng Baltic về vấn đề ký ức đã tồn tại từ lâu nay". Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý rằng căng thẳng đã tăng thêm một mức nữa trong quá trình cải cách hiến pháp Nga năm 2020.

"Ký ức lịch sử của Nhà nước Nga khi đó đã được ghi trong Hiến pháp, và từ thời điểm đó trở đi đã được hiện cứng rắn từ bên trong nước, đặc biệt là với việc giải thể tổ chức phi chính phủ Memorial,  được lập ra chủ yếu đề giữ gìn những ký ức đau thương về các trại cải tạo ở Nga thời Stalin ", chuyên gia này cho biết thêm và kết luận: "Đó là một cách tiếp cận, theo đó chỉ có duy nhất cách diễn giải lịch sử. Làm một nhà sử học ở Nga ngày nay  thật không dễ chút nào".

(Theo france24.com)

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.