Vào nội dung chính
ĐỨC - Ả RẬP XÊ ÚT - VŨ KHÍ

Đức cho xuất khẩu 150 tên lửa tầm xa sang Ả Rập Xê Út

Hôm qua, 10/1/2024, Đức đã chấp thuận bán tên lửa cho Ả Rập Xê Út. Đây là một thay đổi quan trọng trong chính sách của nước này trong khi vào năm 2018, Berlin đã chặn việc xuất khẩu vũ khí cho chính quyền Riyad.

Ảnh minh họa : Tên lửa IRIS-T được gắn dưới cánh của chiến đấu cơ Eurofighter tại căn cứ không quân Rostock-Laage, miền bắc nước Đức, ngày 05/12/2005.
Ảnh minh họa : Tên lửa IRIS-T được gắn dưới cánh của chiến đấu cơ Eurofighter tại căn cứ không quân Rostock-Laage, miền bắc nước Đức, ngày 05/12/2005. © AP / Thomas Haentzschel
Quảng cáo

 

Từ Berlin, thông tín viên RFI Nathalie Versieux tường trình :

"Quyết định cung cấp 150 tên lửa tầm xa loại Iris cho Riyad đã được chính thức thông qua. Ngoài ra, Đức sẽ không phản đối Anh cung cấp 48 chiến đấu cơ Eurofighters cho Ả Rập Xê Út. Đây là một sự thay đổi đáng kể đối với Đức, quốc gia có truyền thống không cung cấp vũ khí cho các nước đang có chiến tranh, ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi như Ukrainvà Israel.

Những người thân cận với ngoại trưởng Đức, bà Annalena Baerbock, thuộc đảng Xanh, giải thích : "Ả Rập Xê Út đã thay đối và đang đóng một vai trò quan trọng giúp ổn định đối với Israel sau cuộc tấn công của Hamas".

Nhưng quan điểm này của các bộ trưởng thuộc đảng Xanh lại hoàn toàn trái ngược với thỏa thuận của liên minh cầm quyền. Thậm chí, lập trường này cũng bị phản đối ngay trong nội bộ đảng Xanh, vốn vẫn ôn hòa".

Trước đó, vào năm 2018, Đức đã tuyên bố ngừng xuất khẩu trực tiếp vũ khí sang Ả Rập Xê Út, đồng thời ngăn các nước đồng minh tham gia chương trình vũ khí chung gồm Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha bán vũ khí cho Riyad, do Ả Rập Xê Út can thiệp quân sự tại Yemen và đặc biệt sau vụ ám sát nhà báo đối lập Khashoggi trong lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, năm 2018.

Một số thành viên đảng Dân Chủ - Xã hội (SPD) của thủ tướng Olaf Scholz cũng phản đối sự thay đổi này. Dân biểu Ralf Stegner của đảng SPD giải thích Ả Rập Xê Út “tham gia vào cuộc chiến ở Yemen, đàn áp người dân trong nước và sát hại các nhà báo, đó là tất cả những lý do để phản đối cuộc chuyển giao vũ khí này”.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.