Vào nội dung chính
LIÊN HIỆP QUỐC - ĐẠI DƯƠNG

Cộng đồng quốc tế chuẩn bị thông qua Hiệp định đầu tiên bảo vệ đại dương

Biển khơi vốn bị coi là những vùng nước vô chủ. Tình trạng khai thác biển khơi quá mức, cũng như nạn ô nhiễm, axit hóa… khiến sức khỏe của biển khơi lâm nguy. Sau 15 năm thương lượng, 4 năm đàm phán, rút cục các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã đạt được đồng thuận, hồi tháng 3/2023, về một văn bản Hiệp định bảo vệ đại dương, lá phổi của hành tinh.

Một con cá đuối (Taeniura Grabata) tại bãi biển Arinaga, đảo Gran Canaria, Tây Ban Nha. Ảnh chụp ngày 30/05/2023
Một con cá đuối (Taeniura Grabata) tại bãi biển Arinaga, đảo Gran Canaria, Tây Ban Nha. Ảnh chụp ngày 30/05/2023 REUTERS - BORJA SUAREZ
Quảng cáo

Ba tháng vừa qua là thời gian Hiệp định được chuyển dịch sang 5 thứ tiếng chính thức của Liên Hiệp Quốc, và được các chuyên gia pháp lý thẩm định. Hôm nay, 19/06/2023, Liên Hiệp Quốc chính thức bỏ phiếu về Hiệp định này.

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten giải thích về ý nghĩa của Hiệp định đầu tiên về biển khơi:

‘Biển khơi’’ chiếm 60% diện tích bề mặt đại dương, và chiếm 95% thể tích đại dương. Các hệ sinh thái ở đây bị biến đổi khí hậu, ô nhiễm và nạn khai thác hải sản quá mức đe dọa. Biển khơi cũng là một nguồn tài nguyên chiến lược của nhân loại, cung cấp đến một nửa lượng khí oxy, mà con người hít thở, cũng như hấp thụ một phần lớn khí thải CO2. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, biển khơi đã bị quên lãng vì không một quốc gia nào có quyền tài phán. 

Hiệp định nói trên cho phép lập ra những không gian bảo tồn mới ở biển. Mục tiêu đầu tiên là để bảo vệ ít nhất 30% diện tích đại dương trước 2030. Mục tiêu thứ hai là hiệp định bắt buộc phải có các nghiên cứu tác động môi trường với biển khơi, đối với mọi hoạt động của con người, như đánh bắt hải sản, khai thác mỏ dưới lòng biển, hay các can thiệp ‘‘địa công nghệ’’ (nhằm tác động đến khí hậu Trái đất). 

Mục tiêu thứ ba là văn bản này dự kiến chia sẻ các lợi ích từ các nguồn tài nguyên biển. Về điểm này, lập trường các nước đang phát triển rất kiên quyết: họ không có phương tiện để tiến hành các khảo sát, các nguồn tài nguyên này phải được coi là tài sản chung. Các nước đang phát triển cho rằng các nguồn lợi từ việc thương mại hóa các tài nguyên này đều phải được chia sẻ với tất cả các nước’’.

Alliance, thách thức lớn nhất hiện nay là, một khi Hiệp định được Liên Hiệp Quốc thông qua, cần đông đảo các quốc gia ‘‘nhanh chóng phê chuẩn’’ để Hiệp định sớm có hiệu lực, và được triển khai rộng rãi. Hiện tại mới chỉ có 1% diện tích biển khơi được bảo tồn. Còn rất xa so với mục tiêu 30% của Hiệp định. Liên minh High Seas Alliance kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy coi đại dương là ưu tiên ‘‘thường trực’’, tiếp tục đà nỗ lực trong thời gian vừa qua.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.