Vào nội dung chính
HOA KỲ - IRAK

Hai mươi năm sau cuộc can thiệp của Mỹ, Irak vẫn đối mặt với tương lai bất định

Cách đây đúng 20 năm vào ngày 20/03/2003, Hoa Kỳ đã đánh chiếm Irak để lật đổ tổng thống Saddam Hussein và thiết lập một nền dân chủ ổn định và lâu dài trong nước. Tuy nhiên, cho đến giờ, Irak vẫn phải đối mặt với hàng loạt thách thức, từ bất ổn chính trị đến tình trạng nghèo đói và tham nhũng tràn lan.

Một bức chân dung của Saddam Hussein trên tòa nhà của bộ Giao Thông và Truyền Thông Irak ở Baghdad, ngày 09/04/2023.
Một bức chân dung của Saddam Hussein trên tòa nhà của bộ Giao Thông và Truyền Thông Irak ở Baghdad, ngày 09/04/2023. AP - JEROME DELAY
Quảng cáo

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình : 

Ở Hoa Kỳ, nhìn lại quá khứ không phải là một thói quen phổ biến, đặc biệt là khi quá khứ đó không được vẻ vang cho lắm. Tuy Saddam Hussein đã bị bắt và bị giết, viễn cảnh Irak trở thành một quốc gia dân chủ ổn định còn xa vời.

Mark Cancian, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, trụ sở tại Washington, không ngần ngại thừa nhận điều đó : “Kết quả thật đáng thất vọng. Irak đã không trở thành một nền dân chủ ổn định mà Hoa Kỳ đã kỳ vọng. Đã có rất nhiều kỳ vọng về việc giới chính trị Irak có thể đoàn kết và thành lập một chính phủ đa sắc tộc ổn định, sau những nỗ lực mạnh mẽ vào giai đoạn 2007-2008. Điều đó cuối cùng đã không xảy ra.

Mark Cancian nắm rất rõ tình hình Irak. Trước khi trở thành một nhà nghiên cứu, ông đã là lính thủy quân lục chiến và đã từng phục vụ trong hai lần Mỹ triển khai quân tới Irak. Đối với ông Cancian, lật đổ chế độ thành công cho thấy tính hiệu quả của cỗ máy chiến tranh Hoa Kỳ, nhưng hậu quả để lại cũng cho thấy những điểm yếu rõ rệt của Washington.

Ông Cancian nói tiếp : “Chúng tôi không thực sự giỏi trong việc chống nổi dậy. Chúng tôi không đủ kiên nhẫn, chúng tôi không có tầm nhìn, hoặc không đủ hiểu biết về khu vực để làm tốt việc này.”

Rồi ông kết luận Hoa Kỳ dù sao cũng đã buộc phải làm như vậy và mặc dù đã có những sai lạc trong bộ máy tình báo về cái gọi là vũ khí hủy diệt hàng loạt, những người lính Mỹ biết tại sao họ ở đó và đã tình nguyện tham gia.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.