Vào nội dung chính
CHIẾN TRANH UKRAINA - NGA - PHƯƠNG TÂY

Nga tuyên truyền phương Tây bị ‘gậy ông đập lưng ông’ khi ban hành trừng phạt

Nền kinh tế Nga kháng cự tốt hơn phương Tây phỏng đoán nhờ xuất khẩu dầu lửa và khả năng thích ứng. Sau khi phát động chiến tranh ở Ukraina, lạm phát ở Nga tăng ở mức đỉnh điểm, 17,8%, vào tháng 04/2022, sau đó xuống dưới ngưỡng 10%. GDP năm 2022 giảm 2,1%, theo cơ quan thống kê Nga Rosstat. Tuy nhiên, năm 2023 được cho là sẽ phức tạp hơn. 

Các bồn chứa dầu tại nhà máy sản xuất dầu khí Volodarskaya LPDS, thuộc tập đoàn Transsneft, Konstantinovo, vùng Matxcơva, Nga. Ảnh chụp ngày 08/06/2022.
Các bồn chứa dầu tại nhà máy sản xuất dầu khí Volodarskaya LPDS, thuộc tập đoàn Transsneft, Konstantinovo, vùng Matxcơva, Nga. Ảnh chụp ngày 08/06/2022. REUTERS - MAXIM SHEMETOV
Quảng cáo

Theo đài truyền hình Pháp BFM ngày 24/02, đúng là kinh tế Nga bị tác động do các biện pháp trừng phạt, nhưng không đến mức suy tàn như nhận định của nhiều nhà phân tích phương Tây. Do vậy, Matxcơva tuyên truyền là phương Tây đang bị gậy ông đập lưng ông khi trừng phạt Nga. 

Thông tín viên Anissa El Jabri tại Matxcơva tường trình : 

Đó là đường lối truyền thông chưa bao giờ thay đổi ở đây. Các biện pháp trừng phạt khiến các nước phương Tây bị thiệt hại nhiều hơn là Nga. Điện Kremlin không ngừng nhắc đi nhắc lại như vậy. 

Tuy nhiên, một trong những điểm tuyên truyền này đã bị thất bại ngay từ mùa hè năm ngoái. Người ta thấy trên các đài truyền hình Nhà nước, trên Internet, vô số những cuộc tranh luận, các đoạn video tuyên truyền về chủ đề không có khí đốt của Nga, châu Âu lạnh tê tái trong mùa đông này. Ván bài mà Nga đặt cược vào cuộc đọ sức giành phần thắng về năng lượng đã thất bại do các biện pháp được Liên Hiệp Châu Âu dự trù từ trước và do mùa đông lại khá ấm. 

Hiện giờ, Matxcơva lại dựa vào những con số. Số liệu của Nga cho thấy là nền kinh tế trụ được, đó cũng là điều được nêu trong báo cáo gần đây nhất của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Đó là báo cáo duy nhất nhắc đến kết quả như vậy, theo một nguồn tin ngoại giao châu Âu ở Matxcơva. Cũng nguồn tin này đánh giá là trên thực tế, Nga xoay trục sang nền kinh tế chiến tranh giúp thúc đẩy tăng trưởng. Sản xuất đạn pháo, xe tăng, các nhà máy vũ khí hoạt động hết công suất. Điều này không thể kiểm chứng được vì đó là lĩnh vực thuộc bí mật Nhà nước. 

Ngày càng có nhiều lĩnh vực được xếp vào bí mật quốc gia như một số nội dung trong ngân sách Nhà nước, kiểm soát hối đoái, những khó khăn trong lĩnh vực ngân hàng và trong lĩnh vực giao thông. Trừ cuộc sống hàng ngày ở Nga, hiện giờ khá ít bị thay đổi. Như chính quyền nói, mọi chuyện vẫn bình thường. Giờ chờ xem tình hình đó kéo dài được bao lâu

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.