Vào nội dung chính
ĐỨC - UKRAINA - NATO

Tự chủ chiến lược của Liên Hiệp Châu Âu là một viễn cảnh xa vời

Trong những ngày gần đây Ukraina chỉ trích mạnh mẽ Đức vì đã không làm đủ để hỗ trợ Kiev chống lại Matxcơva khi quyết định từ chối viện trợ vũ khí cho nước này. Trên thực tế, Đức đã tỏ ra rất vụng về kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng. Một số nhà phân tích đánh giá rằng, Đức đang trở thành mắt xích yếu của NATO trong cuộc khủng hoảng này.

Người biểu tình tại Berlin, Đức diễu hành cờ của Ukraina với biểu ngữ : Hãy ngăn cản Putin, ngăn cản chiến tranh, ngày 30/01/2022.
Người biểu tình tại Berlin, Đức diễu hành cờ của Ukraina với biểu ngữ : Hãy ngăn cản Putin, ngăn cản chiến tranh, ngày 30/01/2022. AFP - JOHN MACDOUGALL
Quảng cáo

RFI xin giới thiệu bài phỏng vấn tân chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo Đức (CDU), ông Friedrich Merz đăng trên báo Figaro ngày 27/01/2022.  

Ông thấy thế nào về cách xử lý của chính phủ Scholz đối với cuộc khủng hoảng Nga - Ukraina ?  

Thái đối ngập ngừng và mâu thuẫn của chính phủ trong cuộc xung đột này dường như che dấu một sự bất ổn sâu xa hơn, đó là tính xem mối quan hệ lâu dài giữa Cộng hoà Đức và Liên Hiệp Châu Âu đối với Nga như thế nào ? Trong bài phát biểu tại Quốc Hội (Bunderstag – Hạ viện) vào tháng Chín năm 2001, Vladimir Putin đã đề xuất một hình thức hợp tác mới giữa châu Âu và Nga. Cho đến nay, tôi vẫn thấy tiếc cho chính phủ thời điểm đó đã không chấp nhận đề nghị này.  

Liệu Putin vào năm 2001 có còn là Putin vào năm 2022 ?  

Đó mới là vấn đề. Chúng ta phải đối mặt với sự hung hăng ngày càng gia tăng của chính phủ Nga và các cơ quan mật vụ Nga. Cần phải có một câu trả lời rõ ràng và dứt khoát trước việc Nga triển khai quân đến biên giới chung với Ukraina và mối đe doạ về một cuộc xâm lược mới. Mặc dù vậy, Nga vẫn là một quốc gia châu Âu. Đó là lý do tại sao chúng ta phải đặt câu hỏi : chúng ta phải đưa ra đề xuất gì để tái hoà nhập Nga vào trật tự chính trị châu Âu ?  

Nhưng phải chăng Putin đang phá vỡ trật tự quốc tế hiện có ?  

Nga liên tục vị phạp Điều luật cuối cùng của CSCE (Hiệp định Helsinki),  hiệp ước năm 1994 giữa Nga và Hiến chương Paris. Nhưng đánh giá này không đủ để đưa ra một chính sách. Phải thể hiện luôn sẵn sàng để đối thoại dù cho có khó khăn thế nào. Cuộc đối thoại này phải là của châu Âu. Đức không được thực hiện một chính sách về Nga, bất chấp các nước láng giềng, đặc biệt là với Ba Lan.   

Trong vòng 20 năm, Đức đã tài trợ xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 mà không có sư tham của các đối tác. Ông nhận định thế nào về ý định của Angela Merkel khi bà cho rằng đây chỉ là một dự án kinh tế tư nhân ?  

Ngay từ ban đầu, dự án Nord Stream 2 đã mang tính chính trị cao. Đức đã rất sai lầm khi không đạt được một quan điểm chung với các đối tác châu Âu. Đây là sai lầm chiến lược khi xem Nord Stream 2 như là một dự án kinh tế tư. Ngay cả Olaf Scholz cũng không thể duy trì ảo tưởng này được nữa. Nếu như Đức từ bỏ than đá và năng lượng hạt nhân, chúng ta trở nên phụ thuộc nặng nề vào khí đốt và rơi vào tình cảnh phụ thuộc quá nhiều vào Nga.  

Liệu chúng ta có nên từ bỏ dự án này ?   

Trong điều kiện thông thường, sau những khoản đầu tư khổng lồ, việc dừng lại dự án này là vô lý trong khi việc xây dựng đã hoàn tất. Nhưng nếu chúng ta phải chứng kiến cảnh Nga xâm lược Ukraina, thì khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra.  

Liệu Đức có nên cung cấp vũ khí đến Ukraina hay không ?  

Đức có lý do để dè chừng về việc cung cấp vũ khí cho các khu vực khủng khoảng. Nhưng điều này không thiết phải ràng buộc châu Âu. Việc Đức mở rộng quyền phủ quyết, đối với quyền và viện trợ tự phòng vệ cho Ukraina, sẽ là vô trách nhiệm.  

Emmanuel Macron kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu phát triển một “chủ quyền chiến lược”, ông có đồng tình với mục tiêu này không ?  

Chúng ta vẫn còn rất rất xa một loại chủ quyền chiến lược như thế. Nếu nó tồn tại thì loại chủ quyền này chỉ hợp lý với tư cách là mục tiêu xa vời, một tầm nhìn và không nên tìm kiếm nó với cái giá phải trả là rời xa Hoa Kỳ.  

Hoa Kỳ có còn là một đối tác đáng tin cậy hay không?  

Tôi thấy rất tiếc là nền dân chủ Mỹ đã trở nên rối loạn chức năng. Hệ thống bầu cử đa số chỉ hoạt động với điều kiện có một trung tâm chính trị ổn định. Nếu cạnh tranh chính trị đi chệch hướng sang lề, điều này sẽ thúc đẩy quá trình cực đoan hóa chính trị.  

Ông thấy chính sách hiện tại của Mỹ đối với Nga và Ukrana như thế nào?  

Chính sách này không tránh khỏi những sai sót và mâu thuẫn. Vài ngày trước, Biden đã phạm phải một sai lầm vạ miệng. Nhưng dù sao đi chăng nữa, Hoa Kỳ vẫn là cường quốc duy nhất của phương Tây có sức mạnh chính trị và khả năng quân sự để bảo vệ tự do của chúng ta.  

Thủ tướng mới của Đức - Olaf Scholz, hiện đang đối mặt với thử thách đầu tiên trong chính sách đối ngoại của mình. Ông đánh giá thế nào về hành động của ông ấy?  

Olaf Scholz hành động với sự do dự đáng kinh ngạc. Ông ta dò dẫm, nếu không muốn nói là lo sợ trong chính sách đối ngoại. Ông ấy tránh những chủ đề này, có thể cũng vì lo sợ bị phản đối trong chính đảng của mình. Trong tuyên bố đầu tiên của chính phủ, cụm từ « bảo vệ lãnh thổ » hay thậm chí « lực lượng vũ trang – Bundeswehr », hoàn toàn không hề xuất hiện. Không thể coi đây chỉ là một sự trùng hợp.  

Pháp và Ý muốn cải tổ hiệp ước tăng trưởng và ổn định. Ông có ủng hộ điều này hay không ?   

Chúng ta nên tuân thủ các tiêu chí ổn định mà chúng ta đã cùng nhau thông qua. Nhưng tôi cũng thấy rằng chúng ta có một nhu cầu đầu tư rất lớn, mà có lẽ chúng ta sẽ không thể giải quyết được với các quy định hiện hành. Tôi không “đóng cửa” với bất kỳ cuộc thảo luận nào, tuy nhiên, đồng euro không nên trở thành một loại tiền tệ yếu ớt.  

Liệu Quỹ chống Covid châu Âu có nên là một ngoại lệ hay trở thành mầm mống của một chính sách tài chính hiện đại?  

Nếu thủ tướng Đức coi quỹ này là khúc dạo đầu cho việc thành lập một Nhà nước Liên Hiệp Châu Âu, thì ông ta sẽ vấp phải sự phản kháng quyết liệt từ Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo Đức (CDU) và Liên minh Xã hội Thiên Chúa giáo Bayern (CSU). Liên Hiệp Châu Âu không phải là một Nhà nước và không nên trở thành một Nhà nước. Mỗi Nhà nước – quốc gia là những bảo đảm cho sự tồn tại của Liên Hiệp Châu Âu và nên duy trì như vậy. Châu Âu là một hiệp hội các quốc gia, với các thẩm quyền hạn chế do các các quốc gia thành viên ủy nhiệm. Chúng ta sẽ phản đối bằng mọi cách nỗ lực biến món nợ của Liên Âu thành một tình trạng vĩnh viễn.  

Cuộc bầu cử tổng thống đang diễn ra trong năm nay ở Pháp. Ông có hy vọng ứng cử viên cánh hữu Valérie Pécresse chiến thắng hay không?  

Tất cả chúng tôi ở Đức đều cảm thấy nhẹ nhõm khi Emmanuel Macron giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cách đây 5 năm. Chúng tôi mong muốn Cộng hòa Pháp tiếp tục duy trì một chính phủ ổn định. Chúng tôi gần gũi hơn với Valérie Pécresse ở cấp độ đảng phái, nhưng trước hết tôi hy vọng là vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống Pháp có hai ứng cử viên ủng hộ châu Âu, có lập trường chính trị cánh trung.  




Liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraina, theo Le Monde, đây không phải là cuộc xung đột ở ngoại vi châu Âu mà là một mối đe doạ hiện hữu trong châu lục. Về mặt này, chủ nghĩa tương đối của một số quốc gia Tây Âu, dẫn đầu là Pháp và Đức gây phẫn nộ, nhất là việc Đức từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraina. Thủ tướng Ba Lan nhận định : 

Việc Đức từ chối không cho phép Estonia cung cấp vũ khí (mua của Đức) cho Ukraina - một quốc gia đang chuẩn bị tự vệ trước kẻ xâm lược, là một sự thất vọng lớn. Thật không may, viễn cảnh đen tối mà chúng ta đã cảnh báo lâu nay đang xảy ra, đó là việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2, khí đốt “tống tiền” của Nga, hàng tỷ đô la đầu tư của Putin ở châu Âu đã tạo cho ông ta công cụ để khủng bố các nước châu Âu.   

Le Monde cho biết, một số nhà quan sát nhanh chóng chỉ ra “sự đạo đức giả” của Berlin khi từ chối hỗ trợ Ukraina về mặt quân sự, vì Đức vẫn là một trong những nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Còn về phía Pháp, quốc gia này bị chỉ trích mạnh mẽ do các đề xuất ngoại giao riêng rẽ của Emmanuel Macron đối với Matxcơva và lập luận hùng biện về việc xây dựng một kiến trúc an ninh mới có phối hợp với Nga, được xem như là “những ý định ảo tưởng và không có kết quả”, làm phá vỡ sự thống nhất cần thiết của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO). Pháp cũng bị chỉ trích vì không sử dụng diễn đàn của chủ tịch Hội Đồng Châu Âu trong khi nước này giữ chức chủ tịch luân phiên, chẳng hạn như  để triệu tập một cuộc họp bất thường của Hội Đồng Châu Âu. Tuy nhiên, có một câu hỏi được đặt ra là liệu khối 27 nước có khả năng đoàn kết với một quan điểm chung vững chắc và mang tính xây dựng ?  

Về phía NATO, hồi đầu tháng Giêng, tổng thư ký Jens Stoltenberg, đã khẳng định với AFP, rằng  Liên Hiệp Châu Âu không có khả năng bảo vệ châu Âu và không nên làm suy yếu NATO với ý định tự chủ của mình, vì điều này không nhất thiết khiến Liên Âu trở thành đối tác mạnh mẽ và đáng tin cậy của NATO và Hoa Kỳ. Các thành viên của Liên Âu chỉ cung cấp 20 % chỉ tiêu quốc phòng của NATO. Cả Liên Âu và Mỹ, nếu hành động riêng lẻ, sẽ không thể đối phó được mối đe doạ Nga, chủ nghĩa khủng bố và sự trỗi dậy của Trung Quốc.   

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.